CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU VẬT THỂ 1.Trình tự vẽ hình chiếu của vật thể :

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 62 - 66)

5. HÌNH CHIẾU CỦA CÁC KHỐI HÌNH HỌC Mục tiêu:

1.1.4. CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU VẬT THỂ 1.Trình tự vẽ hình chiếu của vật thể :

1.1.4.1.Trình tự vẽ hình chiếu của vật thể :

1.1.4.1.1.Phần tích hình dạng của vật thể : Theo hình dạng và kết cấu của vật thể ta chia vật thể ra nhiều phần có hình dạng các khối hình học cơ bản và xác định vị trí tương đối giữa chúng.

1.1.4.1.2 Vẽ hình chiếu của từng phần từng khối hình học cơ bản đó : Khi vẽ cần vận dụng tính chất hình chiếu của điểm, đường thẳng, mặt phẳng để vẽ cho đúng, nhất là giao tuyến của mặt phẳng với các khối hình học và giao tuyến của hai khối hình học.

1.1.4.1.3. - Ví dụ áp dụng :

Ví dụ 1 : Bán thành phẩm của bu lông :

a, Phân tích hình dạng : Phần đầu là hình lăng trụ lục giác đều. Phần thân là hình trụ. Hai mặt đáy kết hợp với nhau trục của chúng trùng nhau. Hình chiếu của bu lông như ( Hình 4 - 11 )

b, Để vẽ hình của bu lông ta làm như sau :

- Đặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu bằng và một mặt bên của hình lăng trụ song song với mặt phẳng chiếu đứng.

- Lần lượt chiếu từng khối hình học ( Khối lăng trụ chiếu trước, khối trụ chiếu sau ). Khi chiếu dùng đường xiên 450 làm đường phụ trợ để vẽ hình chiếu thứ ba như.( Hình 4 - 12 )

Ví dụ 2 : Ổ đỡ

* Phân tích hình dạng :

- Ổ đỡ gồm ba phần : Phần dưới và phần giữa là hình hộp chữ nhật, phần trên là nửa hình trụ. Phần ở dưới có hai lỗ trụ nhỏ, phần ở giữa và phần ở trên có chung lỗ hình trụ nằm ngang ( Hình 4 - 13 ).

Hình 4 - 13 * Để vẽ hình chiếu của ổ đỡ ta làm như sau :

- Đặt các mặt của ổ đỡ song song với các mặt phẳng chiếu và lần lượt chiếu.

- Chiếu phần dưới trước, sau đó chiếu đến phần giữa và sau đó chiếu đến phần trên ( Hình 4 - 14 a,b.c ).

Hình 4 - 14

Ví dụ 3: Vẽ ổ đỡ trục ( Hình 4 - 16 )

a - Phân tích hình dạng của ổ đỡ: Ta chia ổ đỡ làm ba phần, phần ổ là hình ống trụ, phần đế là hình hộp chữ nhật có hai lỗ trụ, phần gân đỡ có gân ngang là hình lăng trụ đáy hình thang cân đặt nằm ngang trên đế và đỡ phần hình trụ và phần gân dọc là hình lăng trụ đáy hình chữ nhật đặt dọc theo trục của phần ổ.

Hình 4 - 16 a)

b)

d) c)

b - Cách vẽ hình chiếu của ổ đỡ trục: ( Hình 4 - 17 ).

- Đặt đế của ổ đỡ song song với mặt phẳng chiếu bằng, gân ngang song song với mặt phẳng chiếu đứng.

- Ta lần lượt vẽ hình chiếu của đế, ổ, gân đỡ như đã phân tích trên ( Hình 4 - 17 ).

- Trước hết vẽ mờ sau đó xác định giao tuyến của các khối rồi mới tô đậm.

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 62 - 66)