CÁCH DỰNG HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 92 - 96)

Khi vẽ hình chiếu trục đo của vật thể , ta chỉ cần dựa vào đặc điểm hình dạng

của vật thể để chọn cách vẽ cho thích hợp. Trình tự vẽ hình chiếu trục đo như sau ( Hình 5.11 ).

Hình 5.11

- Chọn loại trục đo dùng ê ke và thước để vẽ vị trí các trục đo.

- Vẽ trước một mặt làm cơ sở, mặt vật thể đặt trùng với mặt phẳng toạ độ. - Từ các đỉnh của các mặt cơ sở kẻ các đường song song với trục toạ độ còn lại.

- Căn cứ theo hệ số biến dạng đặt các đoạn thẳng lên các đường đó. - Nối các điểm đã xác định bằng nét liền mảnh.

- Tô đậm và hoàn chỉnh bản vẽ.

* Đối với vật thể có dạng hình hộp, có thể vẽ hình hộp ngoại tiếp và lấy ba mặt vuông góc của hình hộp làm ba mặt phẳng toạ độ. Cách vẽ như ( Hình 5.12 ).

5040 40 20 60 90 50 90 40 20 60 x' y' z'

z' x' y' x1 z1 x2 y2 o2 o1 Hình 5 .12

* Đối với vật thể có mặt đối xứng, nên chọn các mặt phẳng đối xứng đó làm các mặt phẳng toạ độ ( Hình 5.13 ).

* Đối với hình cắt : Để thể hiện cấu tạo bên trong của vật thể, thường vẽ hình cắt trên hình chiếu trục đo. Xem như vật thể được cắt đi một phần tư. Các mặt cắt được kẻ gạch gạch theo các phương như: ( Hình 5.14 ) đối với hình chiếu trục đo xiên góc cân ( Hình 5.15 ) hình chiếu trục đo vuông góc đều .

x' z' y' Hình 5.14 x' y' z' Hình 5.15

4. BÀI TẬP

1: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều các vật thể cho bằng các hình chiếu vuông góc sau:

BÀI 5: VẼ QUI ƯỚC CÁC MỐI GHÉP CƠ KHÍ Mã bài: MĐTC17011021.5

Giới thiệu:

Trong máy móc và thiết bị hiện nay có một số chi tiết được tiêu chuẩn hoá như bu lông, đai ốc, vít, chốt,... chúng được gọi là các chi tiết tiêu chuẩn. Các chi tiết tiêu chuẩn này có kết cấu và kích thước được tiêu chuẩn hoá,... chúng được vẽ theo qui ước đơn giản và ký hiệu theo các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 92 - 96)