5. Phương pháp nghiên cứu máy điện
2.2. Sức điện động dâyquấn máy điện xoay chiều
2.2.1. Khái quát chung
Khi từ thông của phần cảm biến thiên xuyên qua dây quấn phần ứng bên trong dây quấn phần ứng sẽ có sức điện động(sđđ) cảm ứng. Trong máy điện quay có hai cách tạo ra sự biến thiên của từ thông xuyên qua dây quấn phần ứng.
3 V V C1 C3 24V K + - K được đóng mở liên tục V C1 C2 C3 A X B Y U∼ ≈110V V C1 C3 C2 A X U∼ ≈110V B Y
- Cách thứ nhất là cho dây quấn phần ứng chuyển động tương đối trong từ trường phần cảm.
- Cách thứ hai là cho xuyên qua dây quấn phần ứng đứng yên một từ trường phần cảm đập mạch hoặc một từ trường không đổi nhưng từ dẫn mạch từ thay đổi.
Để các máy điện xoay chiều làm việc tốt thì sức điện động cảm ứng trong các dây quấn phải có dạng sin. Muốn vậy từ trường phân bố dọc khe hở của máy phải có dạng sin. Nhưng thực tế do cấu tạo máy mà dẫn đến từ trường của cực từ và các dây quấn đều khác sin. Do đó có thể coi nó là tổng của thành phần sóng cơ bản (bậc 1) và các thành phần sóng bậc caoν(bậc 3,5,...). Ta phân tích từ cảm B thành các sóng hình sin B1, B3, B5,...(Hình 2.18).
B = B1+ B3+ B5+ ...
Khi có sự chuyển động tương đối giữa từ trường của cực từ và dây quấn thì các thành phần B1, B3, B5... sinh ra các sức điện động cảm ứng trong dây quấn tương ứng là: e1, e3, e5... có trị số khác nhau.
Vậy sức điện động tổng trong dây quấn là: e = e1+ e3+ e5+...
Như vậy sức điện động cảm ứng là một hàm không sin, nó là tổng của các thành phần hình sin có tần số khác nhau. Trong thực tế chỉ nghiên cứu thành phần bậc cơ bản rồi suy ra các thành phần còn lại và tính tổng.