5. Phương pháp nghiên cứu máy điện
2.1.6. Xác định cực tính các đầu dây ra của máy điện xoay chiều
Trong một số trường hợp sau khi quấn và lồng xong bộ dây quấn của máy điện xoay chiều ba pha ta chưa xác định được các đầu dây của cùng một pha và các cực tính của các pha thì ta phải xác định chúng.
1. Xác định các đầu dây của cùng một pha trong bộ dây quấn
Đo điện trở giữa hai đầu dây từng cặp một, nếu giá trị này khác 0 thì hai đầu dây đó thuộc một pha dây quấn (trong trường hợp dây quấn không bị chạm chập).
Lần lượt đo hết các cặp đầu dây còn lại ta sẽ xác định được hết các đầu dây của các pha dây quấn.
2. Xác định cực tính các đầu dây của các pha a. Dùng nguồn xoay chiều (Hình 2.16)
Hình 2.15: Dây quấn phần ứng đặt trong lõi thép MĐXC
Lần 1: Một pha mắc vào Vonkế, còn hai pha kia nối tiếp và hai đầu dây còn lại đấu vào nguồn cấp điện khoảng U=30%(U1+U2). Quan sát kim đồng hồ Vonkế.
+ Nếu kim vonkế lệch đi chỉ khoảng 6V ữ10 V, thì hai đầu dây mắc vào nguồn điện khác cực tính, vì sức điện động cảm ứng trong hai pha này có cùng chiều
+ Ngược lại, nếu kim Vonkế đứng
yên tại vạch số 0 (có thể lệch đi một Hình 2.16: Dùng nguồn xoay chiều xác định cực tính các đầu dây
chút) thì hai đầu dây mắc vào nguồn điện cùng cực tính,vì sức điện động cảm ứng trong hai pha nàykhác chiều bị triệt tiêu nên không cảm ứng sang pha thứ ba được, do đó sức điện động trong pha thứ ba bằng 0.
Như vậy ở lần 1 đã xác định được cực tính của hai pha và đánh dấu cực tính các pha AX, BY.
Lần 2: Mắc mạch tương tự, bằng cách tháo pha B để mắc vào hai đầu Vonkế, còn cuộn thứ ba (C3) mắc nối tiếp với pha A, quan sát hiện tượng và có kết luận tương tự.
b. Dùng nguồn một chiều (Hình 2.17)
Phương pháp xác định cực tính các đầu dây này cũng dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ như phương pháp trên.
Hình 2.17: Dùng nguồn một chiều xác định cực tính các đầu dây