Các lệnh thời gian Timer và lệnh đếm Couter

Một phần của tài liệu Giáo trình PLC cơ bản (nghề vận hành thuỷ điện (Trang 44 - 54)

a. Giới thiệu

- Bộ định thời(Timer) được sử dụng trong các ứng dụng điều khiển cần trì hoãn thời gian.

- S7-200 có 256 bộ Timer từ T0-T255 chia làm 3 loại: + Timer đóng mạch chậm TON (On-delay Timer)

+ Timer đóng mạch chậm có nhớ TONR ( Retentive on-delay timer) + Timer ngắt mạch chậm TOF ( Off-delay timer)

- Khi sử dụng một loại timer ta cần xác định các thông số sau: + Loại timer (TON,TONR hay TOF)

45

+ Số của timer cần sử dụng (T0,T1,..T37...).Cần tra bảng để biết loại timer cần sử dụng tương ứng với loại nào

+ Khai báo thời gian trì hoãn dựa vào độ phân giải của timer + Tín hiệu cho phép bắt đầu tính thời gian

* Chú ý:Trong giáo trình này ta chỉ cần quan tâm đến timer đóng mạch chậm

TON.

b. On - Delay Timer (TON). - Câu lệnh: TON

- Giải thích ký hiệu:

Txx: Số hiệu Timer IN: Cho phép Timer PT: Giá trị đặt cho Timer TON: Loại Timer

???ms: Độ phân giải

Lệnh Độ phân giải Giá trị cực đại CPU

TON

1ms 32,767s T32, T96

10ms 327,67s T33 - T36, T97 - T100

100ms 3276,7s T37 - T63, T101 - T255

- Nguyên lý hoạt động

Khi ngõ vào IN của Timer được kích từ 0 lên 1 (IN = 1) Timer bắt đầu hoạt động (Ngõ vào I0.0 có tác dụng kích thời gian cho Timer, khi ngõ vào I0.0 = 1 thời gian Timer được tính)

Nếu sau thời gian đặt (giả sử 10x100ms = 1s) giữ trạng thái IN = 1 thì tiếp điểm của Timer sẽ tác động, đầu ra = 1

Nếu sau thời gian đặt (giả sử 10x100ms = 1s) giữ trạng thái IN = 0 thì tiếp điểm của Timer sẽ không tác động, đầu ra = 0

46

- Ví dụ

Ngõ vào I0.0 có tác dụng kích thời gian cho Timer T37, khi ngõ vào I0.0 = 1 thời gian Timer T37 được tính.

Nếu sau 10x100ms = 1000ms = 1s, I0.0 = 1 thì tiếp điểm T37 sẽ đóng (lên 1) ngõ ra Q0.0 = 1

Nếu I0.0 = 1 không đủ thời gian đặt thì tiếp điểm T37 sẽ không đóng lại ngõ ra Q0.0 = 0

c. Retentive On - Delay Timer (TONR). - Câu lệnh: TONR

- Giải thích ký hiệu:

Txx: Số hiệu Timer IN: Cho phép Timer PT: Giá trị đặt cho Timer TON: Loại Timer

???ms: Độ phân giải T37 IN TON PT 100ms 10 I0.0 T37 Q0.0

47

Lệnh Độ phân giải Giá trị cực đại CPU

TONR

1ms 32,767s T0, T64

10ms 327,67s T1 - T4, T65 - T68

100ms 3276,7s T5 - T31, T69 - T95

- Nguyên lý hoạt động

Khi ngõ vào IN của Timer được kích từ 0 lên 1 (IN = 1) Timer bắt đầu hoạt động.

Nếu sau thời gian đặt (giả sử 10x100ms = 1s) giữ trạng thái IN = 1 thì tiếp điểm của Timer sẽ tác động, đầu ra = 1

Nếu sau thời gian đặt (giả sử 10x100ms = 1s) giữ trạng thái IN = 0 thì tiếp điểm của Timer vẫn tác động, đầu ra = 1

Muốn Timer dừng hoạt động ta phải tiến hành reset Timer bằng lệnh reset Khi reset một bộ Timer giá trị đếm tức thời được đặt về 0 và tín hiệu đầu ra cũng có logic bằng 0.

Dùng lệnh R là phương pháp duy nhất để reset các bộ Timer kiểu TONR

- Ví dụ IN TONR PT 100ms 10 I0.0 T37 Q0.0 T37 R T37 1 I0.1

48

Ngõ vào I0.0 có tác dụng kích thời gian cho Timer T37

Khi ngõ vào I0.0 = 1 thời gian Timer T37 được tính đủ thời gian thì tiếp điểm T37 sẽ đóng (lên 1) ngõ ra Q0.0 = 1

Khi I0.0 = 0 thời gian không bị reset về 0

Thời gian Timer chỉ bị reset khi có tín hiệu reset Timer (Tín hiệu từ ngõ I0.1)

d. Timer tắt - TOF - Câu lệnh: TOF - Giải thích ký hiệu:

Txx: Số hiệu Timer IN: Cho phép Timer PT: Giá trị đặt cho Timer TON: Loại Timer

???ms: Độ phân giải

Lệnh Độ phân giải Giá trị cực đại CPU

TON

1ms 32,767s T32, T96

10ms 327,67s T33 - T36, T97 - T100

100ms 3276,7s T37 - T63, T101 - T255

- Nguyên lý hoạt động

Khi ngõ vào IN của Timer được kích từ 0 lên 1 (IN = 1) Timer hoạt động đầu ra = 1

Khi ngõ vào IN = 0 thời gian đặt (giả sử 10x100ms = 1s) bắt đầu được tính đầu ra = 0

- Ví d

49 Ngõ vào I0.0 = 1, ngõ ra Q0.0 = 1

Ngõ vào I0.0 = 0, thời gian đặt (giả sử 50x100ms = 5s) bắt đầu được tính ngõ ra Q0.0 = 0

2.2.2. Các lệnh đếm Couter a. Giới thiệu:

S7-200 có 256 bộ đếm địa chỉ từ C0-C255.Có 3 loại bộ đếm là: - Bộ đếm lên CTU ( Up counter)

- Bộ đếm xuống CTD ( Down counter)

- Bộ đếm lên xuống CTUD (Up/Down counter)

Khi sử dụng một loai counter ta phải chú ý đến các thông số sau: - Loại counter (CTU,CTD hay CTUD)

- Số của counter sẽ sử dụng,không được gán cùng một số counter cho nhiều counter

- Khai báo giá trị cần đếm - Tín hiệu xung cấp cho bộ đếm - Tín hiệu xóa bộ đếm b. Bộ đếm lên CTU - Câu lệnh: CTU IN TOF PT 100ms 50 I0.0 T37 Q0.0

50

- Giải thích ký hiệu:

Cxx: Số hiệu Counter (C0 - C255) CU: Cho phép Counter đếm lên PV: Giá trị đặt cho Counter R: Reset cho Counter

- Nguyên lý hoạt động

Mỗi lần có một sườn cạnh lên ở chân CU, giá trị bộ đếm được tăng lên 1. Khi giá trị hiện tại lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt PV, ngõ ra sẽ được bật lên ON

Khi chân Reset được kích giá trị hiện tại bộ đếm và ngõ ra được trả về 0 Bộ đếm ngưng đếm khi giá trị bộ đếm đạt giá trị tối đa là 32767

- Ví dụ:

c. Bộ đếm lên/xuống CTUD: - Câu lệnh: CTUD

- Giải thích ký hiệu:

Cxx: Số hiệu Counter (C0 - C255) CU: Cho phép Counter đếm lên

C48 CU CTU R PV 4 I0.0 I0.1 C48 Q0. 0

51 CD: Cho phép Counter đếm xuống PV: Giá trị đặt cho Counter

R: Reset cho Counter

- Nguyên lý hoạt động

Mỗi lần CU được kích, giá trị bộ đếm được tăng lên 1 . Khi giá trị hiện tại của bộ đếm lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt PV ngõ ra sẽ được bật lên ON

Khi chân R được kích giá trị bộ đếm và ngõ ra được trả về 0

Mỗi lần CD được kích giá trị bộ đếm được giảm xuống 1 . Khi giá trị hiện tại của bộ đếm nhỏ hơn giá trị đặt PV ngõ ra sẽ được trả về 0

Khi bộ đếm được reset, cả C-word và C-bit đều có giá trị 0. Bộ đếm lên CTU có miền giá trị đếm tức thời từ 0 đến 32.767. Bộ đếm lên/xuống CTUD có miền giá trị đếm tức thời từ –32.768 đến 32.767. d. Bộ đếm xuống CTD: - Câu lệnh: CTD - Giải thích ký hiệu: C48 CU CTD LD PV 4 I0.0 I0.1 C48 Q0.0 I0.2 R

52 Cxx: Số hiệu Counter (C0 - C255) CD: Cho phép Counter đếm xuống PV: Giá trị đặt cho Counter

R: Reset cho Counter

LD: Kích giá trị PV nạp cho bộ đếm

- Nguyên lý hoạt động

Khi chân LD được kích giá trị PV được nạp cho bộ đếm Mỗi lần CU được kích giá trị bộ đếm được giảm xuống 1 .

Khi giá trị hiện tại của bộ đếm PV = 0 ngõ ra sẽ được bật lên ON và bộ đếm sẽ ngưng đếm

2.2.3. Các ví dụ ứng dụng dùng bộ nhớ

Bài toán 1: Ấn S1 sau 10s đèn D1 sáng,chờ 5s sau khi sáng đèn tắt.

Bước 1: Phân tích

+ Yêu cầu có 1 đầu vào ( nút nhấn S1) và một đầu ra ( đèn D1) + Có 2 khoảng thời gian chờ => cần 2 timer

Bước 2: Lập bảng phân công vào ra

C48 CU CTD LD PV 4 I0.0 I0.1 C48 Q0.0

53

Bước 3 : Viết chương trình

Bài toán 2: Nhấn 5 lần S1 thì đèn D1 sáng.Sau khi đèn sáng nhấn 4 lần S2 thì đèn

tắt

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Phân tích bài toán

- Có 2 đầu vào là S1,S2 và một đầu ra D1

- Lần lượt nhấn S1 5 lần sau đó nhấn S2 4 lần => ta dùng 2 counter CTU

Bước 2: Lập bảng phân công vào ra

54

Nhận xét:Ở đây ta dùng chính C0 và C1 để reset bộ đếm tương ứng,tức là khi C0 đếm đến 5 bit C0 được set lên 1 thì ngay lập tức nó reset giá trị bộ đếm về 0.

Một phần của tài liệu Giáo trình PLC cơ bản (nghề vận hành thuỷ điện (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)