Chúng ta cảm nhận chắc chắn rằng ngày mai mặt trời sẽ mọc, nhưng phát biểu một cách lo-gic thì mối quan hệ giữa kết luận (ngày mai) với những tiền đề (hôm qua) của nó chỉ là có thể chứ không chắc chắn. (Như nhà lo-gic học nổi tiếng Bertrand Russell đã một lần nêu ra trong tác phẩm "Những Vấn Đề Của Triết Học", "người đàn ông mà cho gà ăn hàng ngày cả đời anh ta thì cuối cùng cũng vặn cổ nó mà thôi"). Trong những tranh luận quy nạp, chúng ta khẳng định rằng trong kết luận, sự thật bản thân nó không được nêu ra trong những tiền đề. Ví dụ, trong tranh luận (c) ở trên, những tiền đề chỉ chắc chắn cho quá khứ, chúng không chắc chắn cho cái gì sẽ sảy ra trong tương lai. Do đó, những tiền đề không bác bỏ khả năng kết luận là sai, từ lúc chúng tạo ra kết luận mà tính đúng đắn của kết luận có thể dựa trên cơ sở của những tiền đề hoặc không. Bản chất của tranh
luận quy nạp là đưa chúng ta ra ngoài những gì đã được khẳng định trong những tiền đề vì thế chúng ta chỉ thấy được những gì mà tiền đề ám chỉ cho những sự kiện khác. Lập luận suy diễn thì đối lập như thế một cách chắn chắn. Ở đây, chúng ta không cố gắng đi ra ngoài những tiền đề nhưng hiểu sâu sắc cụ thể hơn những gì chúng nêu ra. Trong ví dụ sau, mọi điều được đề cập trong kết luận chỉ được tạo ra một cách chắn chắn từ những thông tin được chuyển tải trong những tiền đề.