3 phương thức giải quyết tranh chấp môi trường a Thương lượng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔI TRƯỜNG doc (Trang 28 - 29)

III. Xử lý VPPL về các nguồn tài nguyên thiên nhiên

9.3 phương thức giải quyết tranh chấp môi trường a Thương lượng

a. Thương lượng

- Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường được xem là hình thức quan trọng nhất, đây là cơ hội tốt để các bên thu thập thêm thông tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất vụ việc, giảm chi phí về thời gian, sức lực và tài chính đến mức thấp nhất

- Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường có đặc điểm thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện, tùy thuộc vào các mối quan hệ xung đột sẽ có những đại diện cụ thể sau:

+ Đại diện cho lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội bị xâm hại. Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài, tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên…Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chủ thể đại diện còn thực hiện cả quyền khởi kiện nếu quá trình thượng lượng, hòa giải không đi đến kết quả.

+ Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích: Người đại diện trong trường hợp này thường được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định. Họ thường là các chuyên gia (chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật, các luật gia…) , các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố…, thay mặt cho những nhóm người cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyết các xung đột môi trường.

+ Đối với bên gây hại, tùy từng trường hợp cụ thể, chủ thể tiến hành thương lượng sẽ là người trực tiếp có hành vi gây hại cho môi trường, người đại diện sở hữu chủ hoặc các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế.

b. Hòa giải

- Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả, song vẫn muốn tìm kiếm sự thỏa thuận bởi chính bản thân mình.

- Trong hòa giải tranh chấp môi trường, trung gian hòa giải thường là cá tổ chức chia thành nhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức phi chính phủ, các luật gia…

- So với thương lượng, hòa giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có kiến thức chuyên môn nhất định.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔI TRƯỜNG doc (Trang 28 - 29)