III. Xử lý VPPL về các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2. Nhận diện 5 dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường
- Đặc trưng 1: Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích công và lợi ích tư
thường gắn chặt với nhau (đây là nét đặc trưng cơ bản nhất) .
+ Lợi ích công: là chất lượng môi trường sống đối với tất cả mọi người (chất lượng không khí, chất lượng nước, đất, âm thanh, hệ sinh vật…
+ Lợi ích tư: là tài sản, tính mạng, sức khỏe do chất lượng môi trường đem lại Hai loại lợi ích này luôn đi liền với nhau hay cồn được gọi là khách thể kép.
- Đặc trưng 2: Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều
tổ chức, cá nhân, các công đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia
Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh trong phạm vi khu dân cư, tại một địa phương, hoặc nhiều địa phương, trong phạm vi khu vực và quốc tế. Điều này có nghĩa là tranh chấp môi trường có thể nảy sinh giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người ngoài nước, quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển… Chính sự đa dạng về chủ thể tham gia tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp môi trường trở nên khó kiển soát, khó dung hòa và dễ chuyển hóa thành các xung đột có quy mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an toàn pháp lý, thậm chí cả mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia, đặc biệt là quốc gia láng giềng (ví dụ: sự cố tràn dầu)
- Đặc trưng 3: Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng với nhau
Phần lớn tranh chấp môi trường có một bên tham gia là chủ các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người, và ưu thế của quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây hại cho môi trường.
- Đặc trưng 4: Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường.
Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường nảy sinh thường sớm hơn so với thời điểm xác định nảy sinh tranh chấp khác. Trong các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động…quyền và lợi ích mà các bên yêu cầu được bảo vệ, phục hồi là những quyền và lợi ích đã bị phía bên kia xâm hại. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các bên còn yêu cầu loại trừ trước khả năng xâm hại môi trường.
Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên quan đến các dự án đầu tư, thậm chí ngay từ khi dự án chưa đi vào hoạt động. Giai đoạn này mặc dù thiệt hại
thực tế chưa xảy ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra thiệt hại đối với