3. Tín hiệu
3.4. Tín hiệu chỉ huy
Tín hiệu chỉ huy được dùng để truyền các mệnh lệnh chính trong các nhà máy và để liên lạc giữa các phân xưởng với nhau.
Trong sơ đồ tín hiệu người ta dùng nút ấn hoặc khóa để phát và khử tín hiệu. Còi báo hiệu và lệnh “chú ý” để báo cho bên nhận khi muốn truyền lệnh. Các đèn tín hiệu để chỉ các mệnh lệnh cụ thể trên bảng tín hiệu chỉ huy.
Về nguyên tắc sơ đồ tín hiệu chỉ huy gồm hai phần: Nhận và phát tín hiệu. Để liên lạc và chỉ huy gữa hai phân xưởng người ta dùng 2 bảng tín hiệu chỉ huy, 1 bảng để noi nhận tín hiệu, 1 bảng ởnơi phát tín hiệu. Mỗi bảng đều có các mệnh lệnh nhận và mệnh lệnh phát cần thiết.
Đểngười trực nhận được tín hiệu một cách rõ ràng các tín hiệu được duy trì trong một thời gian nhất định, người ta dùng các nút ấn tự giữ, đồng thời cũng là phần ứng của nam châm điện, mạch của cuộn dây nam châm được khép kín bởi bản thân nút ấn.
Hình 3.3.5. Sơ đồ tín hiệu chỉ huy Sơ đồ hình hình 3.3.5 gồm các tín hiệu chính như sau:
- Từ phòng điều khiển trung tâm xuống gian máy: chú ý đã đóng máy phát, đã cắt máy phát, tăng vòng quay, giảm vòng quay, ngừng tuabin …
- Từ gian máy lên phòng điều khiển trung tâm: chú ý, chuẩn bịđóng máy phát, máy rung mạnh, máy nguy hiểm, áp lực dầu …
Để truyền mệnh lệnh “chú ý” từ phòng điều khiển trung tâm ta ấn vào nút N1, khi đó sẽ có tín hiệu âm thanh ởphân xưởng nhận (gian máy), cả phòng trung tâm và nơi nhận đều sáng lên chữ chúy ý và tồn tại cho đến khi nhân viên trực nhật tiến hành khử tín hiệu bằng cách nhấn vào nút NK2.
Để truyền mệnh lệnh “chú ý” từ gian máy lên phòng điều khiển trung tâm thực hiện tương tự bằng cách nhấn vào nút N2, ởđây chỉ khác chỗ tín hiệu âm thanh được truyền đến thanh góp chung vì ở phòng điều khiển trung tâm chỉđặt một tín hiệu âm thanh chung, nhân viên trực nhật ở phòng điều khiển trung tâm khử tín hiệu bằng cách nhấn vào nút khử NK1