Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật 1 Phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 69 - 72)

- Độc tính hóa chất: khi vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, sẽ có nguy cơ gây bệnh Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc

2.Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật 1 Phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện

2.1. Phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện

Tai nạn khi bị điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể khiến cho bệnh nhân bị ngừng tim, ngừng thở, bỏng nặng và tử vong. Tùy theo từng dòng điện, tần số và thời gian bị giật mà các thương tổn sẽ nặng hay nhẹ. Những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân ngay từ những giây phút đầu. Những việc làm khẩn cấp khi gặp tai nạn điện giật là:

- Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng phải khô ráo.

- Khi đã tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lập tức phải kiểm tra xem nạn nhân còn thở được không (quan sát lồng ngực, bụng di động, để sợi bông, lông vũ trước mũi). Áp tai vào ngực trái xem tim còn đập không. Nếu thấy nạn nhân không còn thở, tim không đập lập tức để bệnh nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, nhấc cằm cao nhằm khai thông đường thở sau đó tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Đây là biện pháp cơ bản nhất hy vọng có thể giúp cho việc cứu sống nạn nhân bị sét đánh.

- Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hi vọng cứu sống được nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu. Chỉ chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại. Có thể lựa chọn phương tiện thích hợp (xe bò kéo hoặc công nông...) để vừa chuyển bệnh nhân vừa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.

- Công việc tiếp theo là sơ cứu các chấn thương kết hợp nếu có như gãy xương, trật khớp... Trường hợp bị bỏng do điện cao thế phải đề phòng bị bục động mạch tại vết bỏng sâu.

2.2. Các phương pháp hô hấp nhân tạo

- Hô hấp nhân tạo tiến hành như sau: a. Làm thông đường hô hấp trên

- Ðặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên

- Dùng một nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía má để miệng nạn nhân mở ra. - Dùng ngón tay trỏ cuốn gạc móc đờm dãi, lấy hết ngoại vật, răng giả, nếu có. b. Nới rộng quần áo, thắt lưng, cravat, áo lót phụ nữ.

69

d. Cấp cứu viên quỳ một bên ngang đầu nạn nhân, hoặc đứng nếu nạn nhân nằm trên giường.

e. Một tay đặt dưới cằm, đẩy cằm ra phía trước, lên trên. Tay kia đặt lên trán nạn nhân, ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi vào.

f. Cấp cứu viên hít vào thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh, đồng thời quan sát lồng ngực nạn nhân xem có phồng lên, xẹp xuống theo nhịp thổi không.

Phải đảm bảo miệng mình trùm kín lên miệng nạn nhân. Lúc bắt đầu thổi nên thổi tiếp 5 lần liền để phổi nạn nhân có nhiều oxy.

Nếu không thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên trong khi thổi vào, phải kiểm tra lại tư thế của đầu và cằm, xemđường hô hấp có thông không.

g. Ngẩng đầu hít vào thật sâu đồng thời bỏ tay bịt mũi nạn nhân.

h. Tiếp tục thổi 15-20 lần/phút cho người lớn, 20-25 lần/phút cho trẻ em, 30-40 lần/phút cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được. Khi cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác, không được để gián đoạn.

i. Lấy gối dưới vai ra, cho nạn nhân nằm thoải mái và đắp ấm.

j. Theo dõi sát mạch, nhịp thở và chăm sóc nạn nhân cho đến khi tình trạng ổn định.

- Các phương pháp hô hấp nhân tạo:

Có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo được áp dụng nhiều nhất là phương pháp thổi hơi qua miệng và phương pháp ép tim ngoài lồng ngực:

* Phương pháp thổi hơi qua miệng: áp dụng khi nạn nhân bị ngưng thở nhưng tim vẫn còn đập. Người cấp cứu quì gối bên cạnh đầu nạn nhân, kéo đầu nạn nhân ngửa ra sau bằng cách dùng một tay nâng ót lên, một tay vừa ấn trán vừa bịt mũi nạn nhân, sau đó kéo hàm dưới và nâng ra sau cho miệng há to. Người cấp cứu áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh. Tiếp tục vừa lấy hơi vừa ép tim nạn nhân 4 –5 lần rồi thổi hơi lần hai. Chú ý là khi thực hiện đúng thao tác thì ngực của nạn nhân sẽ phồng lên xẹp xuống.

* Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực: trong trường hợp tim nạn nhân đã ngừng đập, người cấp cứu thứ nhất quỳ bên ngực nạn nhân, úp hai gót bàn tay lên nhau đặt vào chổ 1/3 dưới xương ức, dùng sức ấn ngực nạn nhân xuống mỗi gây một lần (ấn vừa phải, ngực lún xuống 3 - 4 cm là vừa), cứ 4 -5 lần ấn thì người cấp cứu thứ hai thổi hơi vào miệng nạn nhân một lần.

Đối với trẻ em thì dùng một bàn tay để ấn ngực.

* Phương pháp Nin - Sen (Nielsen)

- Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu quay sang một bên, gối lên 2 bàn tay đã bắt chéo lên đầu. người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn..

- Thở ra: người cấp cứu ép mạnh 2 bàn tay vào lưng người bị nạn, lòng bàn tay đè lên 2 xương bả vai. Khi ép, người cấp cứu hơi ngả về phía trước, 2 cánh tay ấn thẳng rồi buông ra đột ngột.

- Hít vào: người cấp cứu cầm tay người bị nạn ở sát khuỷu tay, kéo cánh tay lên trên và về phía đầu (không nhắc đầu lên) xong lại đặt tay về tư thế lúc đầu. Làm với nhịp độ từ 10 - 12 lần 1 phút.

70

bị nạn nằm sấp để tống được nước trong bụng ra. * Phương pháp Xin-Vetstơ (Sylvester) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người bị nạn nằm ngửa, đầu quay về một bên, đệm dưới lưng một chiếc chăn hoặc quần áo.

- Người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn, nắm chặt lấy hai cổ tay người bị nạn.

- Thở ra: Đưa 2 cẳng tay người bị nạn gập vào trước ngực và ép mạnh, tư thế người cấp cứu hơi nhổm về phía trước, tay duỗi thẳng.

- Hít vào: Người cấp cứu ngồi xuống đồng thời kéo 2 cổ tay người bị nạn cho tay dang rộng ra tới chạm đất.

Phương pháp Xin-Vetstơ áp dụng trong trường hợp người bị nạn không nằm sấp được như khi bị ngạt thở do vùi lấp, mới bới được nửa người phía trên, phụ nữ đang mang thai hay người đang bị vết thương nơi bụng…

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 69 - 72)