2.1. Chọn lưỡi cưa
Nếu mạch cưa mạch dài, rãnh cưa nhỏ nên chọn lưỡi cưa loại một mặt. 2.2. Lắp lưỡi cưa lên khung
Tay phải cầm khung cưa, tay trái cầm lưỡi cưa sao cho răng cưa hướng về phía trước, lắp lưỡi cưa vào chốt cố định. Điều chỉnh chiều dài khung cưa cho phù hợp với chiều dài của lưỡi cưa, lắp lưỡi cưa vào đầu di động và vặn
42
ốc điều chỉnh độ căng lưỡi cưạ Độ căng của lưỡi cưa không nên quá căng hoặc quá trùng.
2.3. Chọn độ cao êtô
Chọn độ cao êtô khi cưa giống như chọn độ cao êtô khi dũạ Khi không có êtô có chiều cao phù hợp có thể sử dụng bục gỗ để điều chỉnh cho phù hợp với công việc
2.4. Cách kẹp vật
Người đứng trước êtô, tay trái cầm vật, tay phải điềuhỉnh độ mở hàm êtô. Áp sát vật vào hàm tĩnh của êtô sao cho mạch cưa vuông góc với trục ngang của êtô và tiến hành kẹp chặt.
Nếu cưa các vật mỏng, giòn hoặc có độ dẽo lớn thì khoảng cách từ lưỡi cưa đến hàm êtô không được xa quá dễ làm hỏng vật khi cưạ Đối với các chi tiết yêu cầu tránh biến dạng bề mặt cần kê lót trước khi kẹp chặt.
2.5. Vị trí đứng khi cưa
Chân trái bước lên phía trước, mũi bàn chân trái cách hàm êtô từ 100 ÷ 150 mm. Tâm dọc của bàn chân trái hợp với tâm dọc của bàn chân phải một góc từ (60 - 70) 0 . Khoảng cách giữa hai gót chân từ (200 - 300) mm.
43 2.6. Tư thế đứng khi cưa
Người đứng thẳng thoải mái, đầu hơi cúi, mắt nhìn vào mạch cưạ 2.7. Cách cầm cưa
Tay phải cầm cán cưạ Nếu cán cưa là cán thẳng ta cầm như cầm giũạ Nếu cán cưa là cán cong thì 4 ngón tay ôm lấy cán cưa, ngón cái đặt lên ngón trỏ. Tay trái nắm lấy khung cưa sao cho ngón cái nằm trong khung cưa, 4 ngón còn lại ôm vào đầu phần di động của khung cưạ
2.8. Mớm cưa Dùng ngón cái tay trái để lấy mớm cưa hoặc dùng giũa tam giác. Lưỡi cưa đặt hơi nghiêng khi tiếp xúc với vật. Đẩy và kéo cưa dịch chuyển một khoảng ngắn vài lần để lấy dấu ấn định đường cưạ
44
Lưỡi cưa phải tham gia cắt gọt 3/4 chiều dài khi làm việc. Chỉ ấn lưỡi cưa khi di chuyển về phía trước. Tốc độ hành trình kép từ (40 - 50) lần trong một phút.