BÀI 8: TÁN ĐINH

Một phần của tài liệu Giáo trình nguội cơ bản (nghề bảo trì thiết bị cơ khí) (Trang 55)

Mã bài : M 21.08

Mục tiêu của bài:

- Tính toán được kích thước lỗ, đinh tán và tán được các đầu đinh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Thực hiện đúng quy tắc an toàn lao động;

- Nghiêm túc trong học tập;

- Có ý thức cẩn thận, chính xác và biết bảo quản các loại dụng cụ, đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp trong thực tập.

Nội dung bài:

1. Khái niệm

Tán đinh là phương pháp dùng để ghép hai hay nhiều chi tiết lại với nhau bằng cách dùng đinh tán. Đinh tán là một chốt trụ có mũ, một đầu đưa qua lỗ giữa các chi tiết cần ghép rồi dùng búa và dụng cụ chồn đầu bên kia tòe rạ

Tán thường dùng để ghép các phiến, tấm, lá và các loại vật liệu định hình (I, U, L,…)

Tán đinh được chia ra tán nguội, tán nóng và tán phối hợp:

- Tán nguội là dùng các đinh tán có đường kính đến 8 mm để tán, khi tán không cần nung nóng đinh tán. Trong trường hợp này lỗ trước khi đưa đinh tán vào có đường kính lớn hơn 0,1 – 0,2 mm so với đường kính đinh tán.

- Tán nóng là đem đinh tán nung đến nhiệt độ xác định rồi đưa đinh tán qua lỗ để tán. Khi tán nóng, đường kính đinh tán phải nhỏ hơn lỗ từ 0,5 – 1 mm để có thể đưa đinh tán đã nung đỏ qua lỗ dễ dàng.

Khi tán nóng kim loại điền đầy vào lỗ cần tán tốt hơn, sau khi nguội sẽ tạo ra độ căng của mối ghép rất tốt.

- Tán phối hợp dùng cho các đinh tán dài, khi đó không cần nung toàn bộ chiều dài của đinh tán mà chỉ cần nung đoạn đầu cần tán.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguội cơ bản (nghề bảo trì thiết bị cơ khí) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)