CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Kỹ năng môi giới Bất động sản (Trang 25 - 26)

1.Thực trạng:

Theo nhận định của các chuyên gia ngành bất động sản, lĩnh vực quản lý, khai thác vận hành các công trình bất động sản hầu như còn bỏ ngỏ cả về công tác đào tạo cũng như hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư trong nước.

Từ năm 2003 trở về trước, các văn phòng nhà đất mọc lên như nấm nhưng nhân sự của họ thường là những người mới ra trường; không xin được việc làm hoặc thất nghiệp ở nơi khác về mở văn phòng tư vấn nhà đất. Đến khi văn phòng nhà đất không còn hoạt động thì mở công ty bất động sản nên nhân sự rất yếu, nhất là về trình độ ngoại ngữ, khả năng phân tích và giao tiếp.

Trong diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản hiện nay, các văn phòng môi giới nhà đất vẫn có thể tồn tại và hoạt động có hiệu quả là do: mô hình nhỏ gọn nên hình thức kinh doanh linh hoạt có thể dễ dàng chuyển đổi hướng và loại hình kinh doanh phù hợp với những diễn biến của thị trường (dễ dàng chuyển hướng kinh doanh chạy theo những lĩnh vực dịch vụ BĐS tiềm năng).

Môi giới bất động sản là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam nên không thể tránh khỏi những thiếu sót:

- Trong thời gian qua hoạt động môi giới nhà đất đã khiến thị trường địa ốc đi chệch hướng, phát triển méo mó. Do không có đạo đức, kém chuyên môn trong lĩnh vực môi giới, nên nhiều người đã vô tư đẩy giá địa ốc lên cao, cung cấp thông tin sai lệch làm phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán. Ngoại trừ một số ít người được đào tạo từ nước ngoài, một số được "học ké" từ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam, còn lại đều chưa qua đào tạo. Vì vậy, lượng nhân lực này thường áp

dụng kinh nghiệm từ những lĩnh vực khác vào thị trường bất động sản. Ngay cả những người có kinh nghiệm lâu năm, hay trực tiếp điều hành các công ty về BĐS cũng không được đào tạo bài bản.

- Thực trạng hiện nay là nhân viên môi giới chỉ cố làm sao “dụ” được khách hàng mua dự án để lấy tiền hoa hồng mà không tham gia tư vấn về pháp lý, tài chính, giá cả, thậm chí chưa biết “mặt mũi” dự án như thế nào, làm ở đâu mà vẫn cố.

- Trong thời gian qua, rất nhiều văn phòng môi giới BĐS được mở ra mang tính phong trào và thiếu chuyên nghiệp. Chỉ cần có một “tay ngang” nào đó thích hành nghề môi giới BĐS là có thể tìm thuê một mặt bằng nhỏ, sau đó trưng bảng hiệu kèm theo một vài hình ảnh liên quan, là trở thành văn phòng

môi giới BĐS.

- Nguồn hàng và thông tin họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân và nghe ngóng được, thậm chí có những văn phòng lượm lặt thông tin về rao bán BĐS được quảng cáo trên các báo, sau đó đứng ra giới thiệu cho người mua và người bán để kiếm phần trăm.

- Do nhân lực hạn chế, kênh thông tin còn yếu, mô hình liên kết các doanh nghiệp chưa phát triển nên hầu hất các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) Việt Nam chỉ hoạt động mạnh trong tầm lãnh thổ cố định, rất hạn chế khai thác khách hàng có nhu cầu ngoài khu vực do thiếu nguồn và thiếu thông tin thị trường.

Một phần của tài liệu Kỹ năng môi giới Bất động sản (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w