Gá đính: 1 Gá phôi.

Một phần của tài liệu Giáo trình hồ quang tay cơ bản (nghề hàn) (Trang 27 - 28)

- Mối hàn đúng kích thước Mối hàn không bị khuyết tật

2. Thực hành hàn

1.3 Gá đính: 1 Gá phôi.

1.3.1 Gá phôi.

+ Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le.

+ Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20

- Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể:

+ Căn cứđường vạch dấu, vịtrí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định. + Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình dạng).

28

1.3.2. Hàn đính.

Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu). Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Cường độdòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%.

- Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không vượt quá 300 mm.

- Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông thường là (10 ÷ 15) mm.

- Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề dày của mối hàn chính.

- Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm.

- Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải nắn sửa lại vật hàn cẩn thận.

Một phần của tài liệu Giáo trình hồ quang tay cơ bản (nghề hàn) (Trang 27 - 28)