Các mối hàn giáp mối:

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế (nghề hàn) 2 (Trang 98 - 100)

3. Phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ 1 Nguyên lý

3.6.1. Các mối hàn giáp mối:

Đối với các mối hàn dạng này thì người ta thường dùng kỹ thuật chụp ảnh bức xạ mà trong đó phim được đặt nằm song song sát với một bề mặt nào đó của mối hàn và nguồn phát bức xạ được đặt ở phía bề mặt còn lại của mối hàn, tại một khoảng cách nào đó tính từ mối hàn.

Hình 2.80. Chụp ảnh bức xạ kiểm tra các mối hàn nối bằng nhiều phim

Phải xác định vị trí đặt nguồn phát bức xạ và phim một cách cẩn thận vì thông thường cùng một lúc ta không thể nhìn thấy được cả hai phía mối hàn. sau đây là một vài cách bố trí nguồn – phim thích hợp để chụp ảnh bức xạ kiểm tra các mối hàn trong những mẫu vật có các hình dạng khác nhau, được biểu diễn trong (Hình 2.79).

Trong trường hợp các tấm phẳng được hàn nối lại với nhau thì cách bố trí thực hiện kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ rất đơn giản như được biểu diễn trong (hình 2.79a).

Trong trường hợp chụp ảnh bức xạ kiểm tra các mối hàn nối trong các ống thì phim được đặt ở mặt mối hàn trong ống (nếu được) và nguồn phát bức xạ được đặt ở phía bên ngoài ống hoặc ngược lại (hình 2.79.b).

Trong trường hợp mà cả phim và nguồn phát bức xạ đều không thể đặt được ở phía bên trong ống thì cả phim và nguồn phát bức xạ đều được đặt ở phía bên ngoài ống ở hai phía đối diện nhau (hình 2.79.c).

3.6.2. Các mối hàn vòng (chu vi) trong các ống: - Vị trí đặt nguồn phát bức xạ và phim:

Các mối hàn vòng thường có trong các ống cũngnhư trong các mẫu vật có dạng hình cầu. để chụp ảnh bức xạ kiểm tra các mối hàn vòng trong ống thì sử dụng những kỹ thuật sau đây :

a. Phim đặt ở phía bên trong, nguồn đặt ở phía bên ngoài :

Kỹ thuật này (2.81 chỉ sử dụng được khi ống đủ lớn cho phép ta có thể tiếp xúc được với mặt mối hàn nằm ở phía bên trong ống.

Hình 2.81 Các bố trí phim đặt ở phía bên trong, nguồn đặt ở phía bên ngoài.

b. Phim đặt ở phía bên ngoài, nguồn đặt ở phía bên trong : ứng dụng cho chụp ống có đường kính lớn(có thể vào đặ nguồn) hoặc bồn

Đối với kỹ thuật này thì nguồn được đặt ở tâm vòng tròn của đường hàn vòng chu vi, (hình 2.81) cho phép kiểm tra được toàn bộ một đường hàn vòng chỉ trong một lần chụp vì vậy tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể. Tuy nhiên, kích thước của nguồn được sử dụng được xác định theo bán kính của ống và bề dày của mối hàn.

Đôi khi việc sử dụng một nguồn có kích thước nhỏ nhất đặt ở tâm vòng tròn của đường hàn vòng vẫn không thể thoả mãn được những điều kiện về bóng mờ .Do đó có thể đặt nguồn lệch tâm vòng tròn của đường hàn vòng, nhưng cần phải thực hiện nhiều lần chụp mới kiểm tra được toàn bộ đường vòng hàn. Để đánh dấu vị trí người ta sử dụng con số bằng chì để đánh số thứ tự khi rửa phim các số tự nhiên này sẽ hiện lên phim.

Hình 2.82. Bố trí phim đặt ở phía bên ngoài, nguồn đặt ở phía bên trong.

c. Phim đặt ở phía bên ngoài, nguồn đặt ở phía bên ngoài : Kỹ thuật này có thể được áp dụng theo hai phương pháp.

Phương pháp thứ nhất là kỹ thuật hai thành một ảnh : trong phương pháp này thì nguồn và phim được bố trí ở một khoảng cách ngắn nhằm khuếch tán hình ảnh của phần mối hàn bên trên, ảnh bức xạ nhận được là ảnh của phần mối hàn nằm sát với phim nhất.

Phương pháp thứ hai là kỹ thuật hai thành hai ảnh (hình 2.83) trong đó nguồn và phim được đặt cách nhau một khoảng cách lớn làm cho ảnh bức xạ của mối hàn trên phim có dạng hình ellip.

Hình 2.83 Phương pháp phim đặt ở phía bên ngoài, nguồn đặt ở phía bên ngoài.

3.7. Công tác an toàn bức xạ:

- Tác động sinh học của bức xạ ion hóa: Bức xạ có thể gây ra sự thay đổi thuận nghịch (khi liều nhỏ), tức là cơ thể có thể chống chịu được sự hủy hoại xuất hiện

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế (nghề hàn) 2 (Trang 98 - 100)