cường lực lượng và tổ chức hệ thống phòng ngự vững chắc, nên phương châm chiến dịch được đề ra, khi địch còn có nhiều sơ hở là đánh nhanh, giải quyết nhanh đã được chuyển sang đánh chắc, tiến chắc. Kế hoạch tác chiến của ta là tiến hành một loạt trận công kích tiêu diệt mỗi lần một hay một số trung tâm đề kháng của địch, hình thành và thắt chặt vòng vây, đi đến triệt hẳn nguồn tiếp tế và cứ viện, tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Câu 40. Nêu những nét lớn về diễn biến chiến dịch điện biên phủ?
Chiến dịch điện biên phủ đã diễn ra qua ba đợt công kích
Đợt 1: từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: Quân ta tiến công tiêu diệt các vị trí ở phía Bắc: Him lam, Độc lập, Bản kéo và toàn bộ khu phòng thủ phía Bắc của địch
Đợt 2: Từ 30/3 đến 26/4/1954: Quân ta tấn công khu Đông Mường Thanh. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, giằng co, nhất là trên đồi A1, C1. Ta chiếm được phần lớn các vị trí, tạm thêm điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mỹ đã khẩn cấp tăng viện cho Pháp, đe doạ ta. Ta cũng kịp thời khắc phục các khó khăn, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi
Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 7/5/1954: các mũi tiến công của ta đồng loạt tổng công kích vào khu trung tâm Mường thanh. Chiều ngày 07/5/1954, Tướng đờ cát cùng toàn bộ ban tham mưu của địch bị bắt sống. Chiến dịch điện biên phủ kết thúc thắng lợi hoàn toàn
Câu 41. Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng điện biên phủ Kết quả:
Như vậy sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch điện biên phủ. Ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm điện biên phủ: 16.200 tên địch gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ trang bị vũ khí
Ý nghĩa:
+ Điện biên phủ là chiến dịch lớn nhất trong lịch sử kháng chiến chống thực dân pháp. Thắng lợi này trực tiếp mở ra khả năng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Quân ta đã giành được thế chủ động trên khắp các chiến
trường, làm cho kế hoạch Nava- cố gắng cao nhất của Pháp - Mỹ hoàn toàn bị phá sản, tạo cơ sở thực lực để đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương, chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp đã bị sụp đổ ở Việt nam, đồng thời cũng là thất bại đầu tiên của Mỹ trong âm mưu can thiệp vào Đông Dương
+ Chiến thắng Điện biên phủ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Đó không chỉ là thắng lợi của riêng nhân dân ta, mà là thắng lợi chung của các dân tộc nhỏ, yếu đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới giành độc lập, tự do
+ Chiến tháng Điện biên phủ đã chứng minh một chân lý của thời đại ngày nay là: một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm và biết đoàn kết chiến đấu theo đường lối cách mạng đúng đắn thì có thể chiến thắng bất kỳ đế quốc to lớn nào.
Câu 42. Hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị Giơnevơ và nội dung cơ bản của Hiệp định đã ký tại đây?
a. Hoàn cảnh lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của ta diễn ra trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi: Liên xô và các nước XHCN ngày càng lớn mạnh, là chổ dựa cho phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới; phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, làm lung lay hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, phong trào đòi tự do ở các nước tư bản ngày càng cao; cách mạng Trung quốc thành công đã nối liền nước ta với các nước XHCN chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta, ủng hộ, giúp đỡ nhân dân ta kháng chiến
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cuộc kháng chiến cũng chịu những tác động không thuận chiều của tình hình quốc tế: các nước đế quốc cấu kết với nhau chống lại cách mạng thế giới, đặc biệt là chỉa mũi nhọn vào các phong trào chống đế quốc triệt để, trong đó có Việt Nam; thế lực phản động ở Pháp còn chiếm ưu thế; đế quốc Mỹ ngày càng tăng cường cuộc chiến ở đông dương.
Bối cảnh quốc tế nói trên đã có tác động về cả hai mặt đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta nói chung và đến cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao nói riêng. Ngay từ khi đề ra đường lối kháng chiến, ta đã dự kiến rằng, trong quá trình kháng chiến có thể và cần phải tiến hành đàm phán ngoại giao để hổ trợ cho cuộc tiến công quân sự, chính trị. Đảng ta chỉ rõ, đàm phán chỉ có kết quả nếu ta tiêu diệt được lực lượng kẻ thù trên đất nước ta và ý chí xâm lược của chúng đã bị đè bẹp
Từ 1953 cuộc kháng chiến đi vào giai đoạn cuối, ta giành được nhiều thắng lợi lớn trên các mặt trận quân sự và chính trị, nên Đảng ta chủ trương mở rộng đấu tranh ngoại giao. Đối với Pháp, trong và sau chiến dịch Điện biên phủ, mục tiêu đàm phán chủ yếu cứu vãn quân đội viễn chinh khỏi bị tiêu diệt
và tránh cho cuộc xâm lược khỏi bị thất bại nhục nhã. Tuy nhiên, Mỹ lại muốn can thiệp sâu hơn, muốn thay chân Pháp cai trị Đông Dương
Trong bối cảnh đó, ngày 26/4/1954. Hội nghị giơnevơ về Đông dương khai mạc
b. Nội dung cơ bản của Hiệp định
Các nước tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân CamP chia, đó là; độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.