của chính bản thân nhằm phát huy cao độ khả năng tiềm tàng của dân tộc, tránh ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Đường lối kháng chiến đúng đắn là ngọn cờ để đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, động viên cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Câu 36. Từ Thu - Đông 1950 đến hè 1954, trên chiến trường Bắc bộ quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện các chiến dịch tấn công lớn nào?
Từ sau chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến của ta đã vượt qua mọi thử thách và không ngừng lớn mạnh, đã phát triển dần lên đánh chính quy. Từ 1950, trên chiến trường chính Bắc Bộ quân ta đã liên tiếp mở các chiến dich lớn:
- Chiến dich Biên giới: từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 năm 1950, tiêu diệt và bắt gần 8300 tên địch, thu gần 3000 tấn vũ khí, quân trang, quân dụng, khai thông biên giới, giải phóng 4000 Km2 đất đai và gần 40 vạn dân.
- Chiến dich Trung du: từ 12/1950 đến 1/1951, đánh các hệ thống phòng ngự của địch ở Vĩnh Yên, diệt nhiều cứ điểm quan trọng.
-Chiến dịch đường số 18 từ 20/3 đến 4/1951 diễn ra từ Phả Lại qua Đông Triều đến Quảng Yên, diệt 14 vị trí địch.
- Chiến dịch Quang Trung từ tháng 5/1951 đến tháng 6/1951, tiến công ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đây là một chiến dịch lớn, lần đầu tiên quân ta tiến công đich ngay ở đồng bằng.
- Chiến dịch Hoà bình: từ tháng 11/1951 dến tháng 2/1952, địch phải rút chạy khỏi Hoà Bình, bị bộ đội ta truy kích, tiêu diệt thêm một bộ phận.
- Chiến dịch Tây Bắc: từ tháng 10/1952 đến tháng 12/1952 quân ta tiêu diệt gần sáu nghìn địch, giải phóng được vùng rộng lớn 28,5 nghìn km2 và 25 vạn dân.
Các chiến dịch trong chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954, tiêu biểu là Chiến dịch Điện Biên Phủ, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: 16,2 nghìn tên địch, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí.
Câu 37. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và nội dung Kế hoạch quân sự NAVA a. Hoàn cảnh:
Qua 8 năm kháng chiến, lực lượng của ta đã lớn mạnh một cách toàn diện và liên tiếp giành được những thắng lợi ngày càng to lớn trên mặt trận quân sự. Vùng giải phóng được mở rộng. Chính quyền, mặt trận, khối liên minh Công-Nông được củng cố hơn. Quốc tế ngày càng đồng tình, ủng hộ cuộc kháng chiến của ta.
Địch càng tiếp tục chiến tranh càng suy yếu và thiệt hại nặng nề: bị bắt và bị giết gần 391 nghìn tên, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, kinh tế, tài chính gặp nhiều khó khăn, chiến phí chi cho cuộc chiến tăng cao, nhân dân Pháp phản đối chiến tranh, dẫn tới Chính phủ Pháp nhiều lần sụp đổ, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.
Tháng 5/1953, Chính phủ Pháp cử Nava sang làm chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch quân sự NAVA ra đời, hy vọng mong giành thắng lợi về quân sự là điều kiện cho một giải pháp chính trị trong danh dự.
b. Nội dung Kế hoạch NAVA:
Kế hoạch quân sự NAVA dự định thực hiện trong 18 tháng qua 2 bước: - Bước 1: Từ Thu - Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng thủ ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam, đồng thời mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực, xây dựng một lực lượng cơ động lớn.
- Thu-Đông 1954 chuyển sang tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lơị quân sự, buộc ta phải điều đình trong một tình thế có lợi cho chúng. thắng lơị quân sự, buộc ta phải điều đình trong một tình thế có lợi cho chúng.
Thực hiện Kế hoạch đó, Nava đã tập trung quân cơ động, hành động theo khẩu hiệu “luôn luôn chủ động”, “luôn luôn tiến công”,mở nhiều cuộc hành quân càn quét lớn, tổ chức đánh tập kích ra vùng Lạng Sơn, tấn công ra vùng giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá.
Câu 38. Chủ trương chiến lược và các cuộc tiến công quân sự của ta trong Đông-Xuân 1953-1954.
a. Chủ trương:
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ. Do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng.
Chủ trương chiến lược đó đã chỉ đạo kế hoạch tác chiến của quân dân ta trong Đông- Xuân 1953-1954.
b. Các cuộc tiến công quân sự: