2.3. Các vấn đề khác
2.3.1. Các vấn đề cơ bản về giá trị doanh nghiệp
2.3.1.1. Khái niệm
Giá trị doanh nghiệp được định nghĩa là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản lợi ích và thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại trong tương lai. Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 (Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính) thì “Giá trị doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp. Giá trị của mỗi tài sản cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp không thể tách rời nhau và cũng không thể thẩm định trên cơ sở giá trị thị trường” và “Giá trị doanh nghiệp phải được xem xét trên tổng thể tài sản, không phải là giá trị của từng tài sản riêng rẽ, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp”. Theo tiêu chuẩn này thì giá trị doanh nghiệp có thể được hiểu là giá phải trả nếu một công ty được mua trên thị trường.
2.3.1.2. Đo lường
Hầu hết các nghiên cứu thực chứng về giá trị doanh nghiệp đều sử dụng hệ số TobinQ để đo lường giá trị doanh nghiệp (ví dụ, Carter et al., 2003; Baek và cộng sự, 2004; Faleye, 2007; Ammann và cộng sự, 2011; và Vafeas và cộng sự, 2019). Hệ số TobinQ được giới thiệu lần đầu trong nghiên cứu của Tobin và Brainard (1968). Về mặt cơ bản, hệ số này được tỷ số giữa giá trị thị trường của một tài sản và giá trị thay thay thế của tài sản đấy. Như vậy, nếu hệ số TobinQ lớn hơn 1 thì chứng tỏ rằng giá trị thị trường của công ty lớn hơn giá trị thay thế của tài sản đấy và ngược lại, nếu hệ số TobinQ nhỏ hơn 1 thì giá trị thị trường của công ty nhỏ hơn giá trị thay thế của tài sản đấy. Điều này hàm ý rằng hệ số TobinQ của một công ty có giá trị càng cao thì chứng tỏ công ty đấy càng có giá trị.
Mặc dù định nghĩa có hệ số TobinQ là rõ ràng, nhưng không dễ để tính được giá trị thị trường và giá trị tài sản của một công ty. Thông thường, giá trị thị trường của tài sản một công ty có thể được ước tính bằng tổng giá trị của các chứng khoán mà công ty sử hữu, ví dụ bao gồm cổ phiếu, cổ phiếu ưu tiên và trái phiếu. Tuy nhiên, giá trị thị
trường của cổ phiếu ưu tiên không phải lúc nào cũng được xác định. Bên cạnh đó, thị trường mua bán tài sản, đặc biệt các tài sản có tính đặc thù cao, của công ty cũng không có nhiều giao dịch xảy ra để có thể xác định được giá trị tài sản thay thế của công ty. Hoặc là tài sản của công ty liên quan đến những giá trị vô hình như kỹ năng người quản lý và sử dụng tài sản, làm cho việc xác định giá trị thay thế của tài sản này là khó khăn.
Luận án này sử dụng công thức xấp xỉ tính hệ số TobinQ như ở các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (ví dụ, Baek và cộng sự, 2004). Công thức tính hệ số TobinQ cụ thể như sau:
áịℎịườốℎủởℎữ+ áịổáℎ ợ
=
áịổáℎủổàảô
(2.4)
2.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
Mục này dựa vào các nghiên cứu trước đây để tìm hiểu các nhân tố tác động đến giá trị doanh nghiệp (ví dụ, Faleye, 2007). Từ đó, luận án đề xuất các biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình nghiên cứu được trình bày tại mục 1.5.1.2. Nhân tố đầu tiên là quy mô doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lớn có thể tận dụng được lợi thế về quy mô trong sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động và từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn cũng có thể thu hút được những nhà quản trị doanh nghiệp tài giỏi và có thể có được hệ thống quản trị tốt. Điều này hàm ý rằng doanh nghiệp lớn thường có giá trị cao.
Nhân tố tiếp theo là đòn bảy tài chính của doanh nghiệp (LEVERAGE). Các lý thuyết về cơ cấu vốn chỉ ra rằng đòn bảy tài chính có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp. Bằng cách thay đổi tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của mình, các doanh nghiệp có thể thay đổi các khoản lợi từ thuế và chi phí phá sản, từ đó tác động đến giá trị doanh nghiệp. Nhân tố thứ ba là khả năng sinh lời của doanh nghiệp (PROFITABILITY). Một doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao được cho là sẽ hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư. Điều này gợi ý một mối quan hệ cùng chiếu giữa khả năng sinh lời và giá trị doanh nghiệp.
Nhân tố cuối cùng là tính thanh khoản của tài sản doanh nghiệp. Các tài sản có tính thanh khoản cao thường có khả năng sinh lời thấp. Do vậy, một công ty nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, ví dụ tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn, thì sẽ có khả năng sinh lời thấp. Hơn nữa, tại các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt, những nhà quản trị doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi này để đầu tư
vào những dự án có giá trị hiện tại ròng âm nhưng mang lại lợi ích cho mình. Hiện tượng này giống với hiện tượng đầu tư quá mức (over-investment) mà được đề cập trong nghiên cứu Jensen và Meckling (1976). Tất cả các điều này gợi ý một mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản của tài sản doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp.