4.4.1.Biện pháp vệ sinh phòng bệnh
Thực hiện phương châm ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’ nên khâu phòng bệnh tại trại được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh và vâṭ chủ. Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và
đổi cho phù hợp. Khử trùng: phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại theo định kỳ và không định kỳ bằng thuốc sát trùng.
Nguồn nước uống: Hệ thống nước sạch được nước được cung cấp bởi hệ thống giếng khoan, nước được bơm trực tiếp lên bể sau đó được khử khuẩn bằng Cloramin B. Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào công tác vệ sinh phòng bệnh. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5:
Bảng 4.5. Kết quả khử trùng tại cơ sở
Nội dung công việc
Phun sát trùng Rọi vôi
Sát trùng hành lang (Rắc vôi đường đi) Vệ sinh chuồng (Xịt gầm chuồng)
Tỷ lệ pha thuốc phun sát trùng APA Clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/500 – 1/300(tương đương 2 - 3 ml/ l nước). Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Khi rọi vôi thì pha vôi sống với nước theo tỷ lệ 1kg cho 10l nước. Rắc vôi thì sử dụng vôi bột rải một lớp mỏng hành lang giữa chuồng trong chuồng; khi rắc vôi nên đi từ cuối chuồng lên, nên rải thấp tay để tránh lợn con bị sặc; khi rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe.