Bảng 4.8. Kết quả chuẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại
Chỉ tiêu theo dõi Tên bệnh Viêm tử cung Sát nhau Viêm vú Bại liệt Đẻ khó
Từ bảng 4.8 cho thấy trong tổng số 173 lợn nái theo dõi có 32 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 18,49%, bệnh sát nhau có 8/173 lợn nái mắc bệnh chiếm 4,62%, bệnh viêm vú có 2/173 lợn nái mắc bệnh chiếm 1,15%, bệnh bại liệt có 3/173 lợn nái mắc bệnh chiếm 1,73% và đẻ khó có 7/173 lợn nái mắc bệnh chiếm 4,04%.
Như vậy từ kết quả bảng trên chúng em nhận thấy bệnh viêm tử cung xảy ra trên đàn lợn nái cao nhất chiếm 18,49% và thấp nhất là bệnh viêm vú 1,15%.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3], lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007) [12], lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [14], cho biết: tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả của các tác giả trên thì em thấy rằng lợn nái trong trại Phát Đạt có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.
bệnh cho đàn lợn nái kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn nái sinh sản của trại
Chỉ tiêu Tên bệnh Viêm tử cung Sát nhau Viêm vú Bệnh Mg-Calcium bại liệt Đẻ khó Qua
đó, bệnh viêm tử cung, viêm vú và sát nhau đạt tỉ lệ 100%. Sau 3 - 5 ngày điều trị thì tất cả số nái bị viêm tử cung không còn có dịch viêm màu trắng chảy ra, nái ăn uống bình thường; 7 nái bị viêm vú thì bầu vú sang ngày 3 - 5 bắt đầu tiết sữa, không sốt và có thể cho lợn con bú vào ngày thứ 6. Có kết quả tốt như vậy là do phát hiện kịp thời, chẩn đoán nhanh qua triệu chứng, điều trị đúng phương pháp.
Điều trị bệnh cho đàn lợn hiệu quả cao thì việc phát hiện bệnh kịp thời. Giúp ta đưa ra các biện pháp điều trị tốt nhất, giảm tỷ lệ chết, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi trên tổng đàn lợn để tìm ra những con bị ốm để điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị
Bệnh viêm tử cung
- Phác đồ điều trị:
+ Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Penicillin thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục.
+ Amoxi LA ap: 1 ml/10kgTT.
+ Oxytocine: 2 ml/con.
+ Analgin: 1ml/10 kgTT. Điều trị trong 3 - 5 ngày.
Bệnh viêm vú
Phác đồ điều trị: Bệnh viêm vú có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:
+ Tiêm Amoxi LA ap: 1ml/10kgTT.
+ Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT. Điều trị trong 3 - 5 ngày.
Bệnh viêm khớp
+ Amoxi LA: 1ml/10kgTT.
+ Calci - Mg - B12: 1ml/10kgTT.
+ Catosal 10%: 1ml/10kgTT. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
4.5. Thực hiện các công tác khác tại trại
4.5.1. Tình hình phối giống của lợn nái nuôi tại trại
Bảng 4.10. Kết quả công tác thụ tinh nhân tạo cho lợn nái tại trại Tháng
6 7
Tổng
Qua bảng 4.10 ta thấy rằng số lượng lợn nái phối qua từng tháng là khác nhau. Số nái phối là 114 con mà số con đạt là 108 con chiếm 94,73% trong 2 tháng thực hiện tại trại. Đây là tỷ lệ phù hợp cho những trại chăn nuôi lợn nái. Có thể thấy rằng kỹ thuật phối, các khâu chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh đang làm rất tốt.
- Phối lợn:
+ Đối với hậu bị sau khi lên giống lần 2 thì tiến hành phối. Nái hậu bị và nái cai sữa sau 5 ngày lên giống thì tiến hành phối luôn, phối 2 liều tinh và mỗi liều cách nhau 10 - 12h. Đối với nái cai sữa lên giống trước 5 ngày thì sáng mê ì chiều phối và phối 2 liều tinh cách nhau 10 - 12h.
+ Trước khi phối cần tắm cho lợn nái đã lên giống, chuẩn bị khăn lau, giấy, gel, que phối, tinh. Bước đầu cần lau qua âm hộ của lợn bằng khăn sau đó lau sạch bằng giấy. Lấy que phối cho gel lên đầu phối rồi đẩy từ từ vào âm đạo của lợn cho đến khi chạm tử cung sau đó bắt đầu phối.
4.5.2. Kết quả thực hiện các công tác trên đàn lợn con tại trại
Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã thao tác các thủ thuật trên đàn lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con
STT Tên công việc
1 Đỡ lợn đẻ
2 Mài nanh, cắt đuôi
3 Tiêm chế phẩm Fe - B12
phòng bệnh thiếu máu
4 Cho uống PiG-COX
phòng cầu trùng
5 Thiến lợn đực
Qua bảng 4.11. ta thấy tỷ lệ thực hiện các công việc như đỡ đẻ, mài nanh, bấm đuôi, bấn tai, tiêm chế phẩm Fe – B12 phòng bệnh thiếu máu, phòng cầu trùng (cho uống), đạt 100%. Do lợn con sau khi đẻ phải được mài nanh, bấm tai, cắt đuôi luôn để tránh tình trạng cắn nhau, cắn vú mẹ và làm sớm sẽ làm vết thương mau lành, ít chảy máu, chính xác, đảm bảo vệ sinh sát trùng cho heo con
Thực hiện thao tác mài nanh, cắt đuôi, thiến lợn đực, tiêm Fe - B12 nhỏ cầu trùng cho lợn con.
- Mài nanh:
Mài nanh cho lợn con ở cơ sở, không thực hiện ngay sau khi mới sinh. Lợn con sau khi bú sữa mẹ có sức khỏe tốt, cứng cáp hơn rồi mới tiến hành mài nanh. Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh. Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con há miệng ra, một
tay cầm máy mài nanh mài theo dọc của hàm lợn con. Khi mài phải mài cẩn thận, tránh để mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).
- Cắt đuôi:
Sử dụng kìm điện cắt đuôi, phải cắm điện cho kìm nóng xong mới cắt, cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3cm. Thao tác cắt đuôi: một tay bắt lợn con lên sao cho đuôi chổng lên trên và đầu xuống dưới, ngón tay và ngón trỏ cầm đuôi, tay còn lại cầm kìm và cắt. Cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh để lâu và tránh máu chảy nhiều nhiều, sát trùng bằng cồn iod.
- Tiêm sắt và nhỏ cầu trùng:
Tiêm sắt kết hợp với nhỏ cầu trùng một lúc. Tiêm cho lợn con lúc 3 ngày tuổi với liều lượng 2ml/con. Nhỏ cầu trùng lúc 3 ngày tuổi với liều lượng 2ml/con.
Lưu ý: khi tiêm và nhỏ cầu trùng tránh cho không bị chảy ra ngoài.
- Thiến lợn đực:
Lợn đực được thiến từ 7 - 10 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của đàn lợn con). Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, panh kẹp, cồn sát trùng, bông gòn, khăn vải sạch, thuốc kháng sinh. Thao tác: đầu tiên tiêm cho lợn con 1ml/con kháng sinh (amox). Sau đó người thiến ngồi trên ghế cao kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu con lợn hướng xuống dưới. Một tay nặn để dịch hoàn nổi rõ, dao còn lại rạch một đường chính giữa của dịch hoàn. Dùng hai tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn rồi giật mạnh để kéo dịch hoàn ra ngoài, sát trùng bằng cồn iod vào vùng vết thương sau khi thiến xong.
Quy trình xuất bán lợn
Qua 6 tháng thực tập tại trại em còn được tham gia vào công tác xuất bán lợn con. Thường thì lợn con sau 21 ngày sẽ được tách mẹ sau đó nuôi
thêm 3 - 5 ngày nữa rồi xuất bán. Trước khi xuất quản lý sẽ đi đánh dấu những con lợn nào khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn xuất bán bằng sơn xịt vào lưng lợn con để tiện cho công nhân dễ bắt và chuyển lên xe cho khách hàng.
Qua những công việc trên đã giúp cho em học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc lợn con, cũng như nâng cao tay nghề và các kỹ thuật trên lợn con. Đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn nái Phát Đạt, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng em có một số kết luận về trại như sau:
- Trại thực hiện đúng quy trình các bước an toàn sinh học và phòng tránh các bệnh dịch có hiệu quả cao.
- Về hiệu quả trang trại:
+ Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt.
+ Lợn con luôn được xuất bán hàng tuần trung bình 300 con/tuần.
+ Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt được thực hiện theo quy trình của công ty Green feed Việt Nam.
+ Trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,3 - 2,45 lứa/năm, số con sơ sinh là 11,96 con/đàn, số con cai sữa là 11,47 con/đàn.
- Trong 173 lợn nái đẻ có 2076 lợn con được sinh ra và số còn sống đến cai sữa là 2050 con.
- Tỷ lệ lợn nái đẻ thường chiếm 96,53% và tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp chiếm 3,4%.
- Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại đạt 100%.
- Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn nái đạt 100%.
- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản khá cao chiếm 18,49% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là bệnh viêm vú 1,15%.
- Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản đạt khá cao dao động từ 66,66% - 100%.
- Tỷ lệ phối giống cho đàn lợn nái sinh sản đạt khá cao trung bình 94,73%.
- Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con đạt tỷ lệ an toàn 100%.
5.2. Đề nghị
Xuất phát từ thực tế của trại, đánh giá qua sự quan sát bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm tăng thêm hiệu quả cao của trại.
- Trại cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dụng cụ thú y.
- Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm.
- Công tác vệ sinh chuồng bầu và vệ sinh dụng cụ, vệ sinh gia súc trước khi phối giống, vệ sinh máng ăn, máng uống, cần được thực hiện tốt giảm tỉ lệ lợn mắc bệnh.
- Hướng dẫn cho công nhân chi tiết về các kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi, nhất là có công nhân mới.
- Trại lợn cần tiếp tục thực hiện tốt quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc bệnh.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi phối lợn để giảm tỷ lệ lợn bị viêm tử cung, tỷ lệ đậu thai cao.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn.
- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51-56.
3. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), “Giáo
trình sinh sản gia súc”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đe sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Ngô Đức (2011), Bệnh bại liệt trên heo nái, Báo nông nghiệp Việt Nam.
6. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm
thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
8. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đình Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở
lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội, tr. 18.
10. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Popkov (1999), “Điều trị viêm tử cung”, Tạp chí Khoa học Thú y, tập XII
12. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr. 38 - 43.
13. Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập 10.
14. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hoài Nam (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn”, Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam
2016, tập XIV (số 5), tr. 720 - 726.
15. Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa
học kỹ thuật Thú y, tập 17.
16. Đỗ Quốc Tuấn (2005), Bài giảng sản khoa và bệnh sản khoa gia súc, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
17. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
18. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo
trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
AI. Tài liệu tiếng Anh
19. Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice (2003) 25: 466 - 473 doi: 10.1136/inpract.25.8.466.
20. Black W. G. (1983), “Inflammatory response of the bovine endometrium“,
Am. Jour. Vet. Res. 14, tr. 179.
21. Smith, B.B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.
23. Urban V. P., Schnur V. I., Grechukhin A. N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,
Vestnik selskhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 - 7.
24. Hughes, James (1996), “Maximising pigs production and reproduction”,
Compus, Hue University of Agriculture and Forestry.
BI. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET
Hình 1. Phối lợn Hình 2: Cọ rửa máng ăn