Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trong việc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 74 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trong việc

Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; công tác điều tra, xác nhận đối tượng vay vốn và bổ sung danh sách hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ nhằm tạo điều kiện hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, kiểm tra hoạt động của các tổ giao dịch; gắn kết các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo nghề… với hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội thành phố đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội; nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác này.

Các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung được ủy thác; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn, thành lập và kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn cho vay trên địa bàn, gắn với các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn công tác khuyến nông, khuyến ngư… giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả. Đồng thời, có trách nhiệm bảo đảm an toàn vốn; thường xuyên phối hợp với các cơ uan chức năng phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên uan đến tín dụng ưu đãi tới mọi tầng lớp nhân dân; chỉ đạo tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện cho các đối tượng đủ điều kiện và có nhu cầu vay được thụ hưởng tín dụng ưu đãi.

Các cơ uan, tổ chức từ thành phố đến cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt: Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một số đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện quản lý và cho vay; HĐND, UBND thành phố và các quận, huyện, thị xã bố trí nguồn vốn Ngân sách hàng nằm để bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vay của các hộ mới thoát nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách theo chuẩn của thành phố, góp phần chống tái nghèo, bảo đảm thoát nghèo bền vững. Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nhất là trụ sở giao dịch cho Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.

Mặt trận Tổ quốc thành phố tiếp tục cân đối nguồn vốn huy động được từ cuộc vận động vì người nghèo để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội, ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ưu đãi đối với hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố.

Ngân hàng Chính sách xã hội củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, chủ động tham mưu với HĐND, UBND cùng

cấp trong việc tạo điều kiện thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn. Các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố và các quận, huyện, thị xã phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân để tham mưu điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp.

Trong thời gian qua công tác ủy thác cho vay thông qua các tổ chức hội của phòng giao dịch NHCSXHThái Nguyênvẫn cò một số tồn tại. Do đó phải tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian tới, cần thực hiện một số việc sau: Duy trì thường xuyên lịch giao ban giữa ban lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH Huyện với lãnh đạo tổ chức hội nhận ủy thác theo định kỳ(2 tháng/ lần). Nội dung giao ban: Các tổ chức hội có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động ủy thác của tỏ chức mình trong quý, rút ra những việc làm tốt và những tồn tại, nguyên nhân. Từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, đồng thời đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới. NHCSXH có báo cáo tổng hợp về tình hình giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả tiền hoa hồng và phí ủy thác...Đồng thời, cung cấp cho các tổ chức nhận ủy thác các văn bản nghiệp vụ liên uan đến hoạt động cho vay của NHCSXH. Ngoài ra, hàng tháng giữa NHCSXH và tổ chức hội các cấp thường xuyên trao đỗi thông tin cho nhau về tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn...Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhận ủy thác.

Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, năng lực và trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ Ngân hành Chính sách xã hội. Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội đào tạo cán bộ hội, đoàn thể làm tốt công tác ủy thác cho vay với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị, xã hội; tăng cường hoạt động của các điểm giao dịch lưu động cấp xã, bảo đảm an toàn và tuân thủ đúng uy trình, uy định; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách

Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác thống kê, rà soát hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo để tạo điều kiện cho các đối tượng này kịp thời vay vốn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ngân hàng Chính sách Xã hội trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách. Thực hiện nghiêm túc công tác bình xét cho vay đảm bảo công khai, dân chủ từ thôn, bản. Việc xác nhận đối tượng phải được Ban giảm nghèo các xã, phường thị trấn xét duyệt chặt chẽ. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành đối với tín dụng chính sách… c ng cần được tăng cường.

Cần thay đổi chính ý thức của người nghèo, để họ có ý thức tự tôn, tự vươn lên thoát nghèo, tránh tâm lý ỷ lại hoàn toàn vào nhà nước. Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân đều nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các uy định của Ngân hàng chính sách Xã hội về tín dụng ưu đãi. Thông tin tuyên truyền cần phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu để tạo nhận thức đúng đắn cho những đối tượng được hoặc không được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 74 - 77)