7. Nội dung các chƣơng
3.2.1. Giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có tính khả thi, hạn chế tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai thì phải nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần dựa trên chiến lược phát triển các ngành nông nghiệp chủ lực của huyện, có sức cạnh tranh, bám sát chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện và được công bố công khai, minh bạch cho người dân biết. Để
hoàn thiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai , UBND huyện Yên Lập cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Thường xuyên kiểm tra và rà soát lại quỹ đất đai trên địa bàn để nắm được biến động về sử dụng. Nỗ lực giữ cân đối các loại đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp. Trong đất sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cân đối giữa đất trồng cây lâu năm và hàng năm, đất trồng lúa nhằm mục đích vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa phát huy được thế mạnh của địa phương.
- Phối hợp đồng bộ ba loại quy hoạch là quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tổng thể của địa phương. Hoạt động xây dựng phải đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Lấy quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông...
- Khi lập quy hoạch cần bố trí quỹ đất phù hợp để đáp ứng nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho người dân sau khi phải di dời chỗ ở để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội và cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục điều chỉnh, lập quy hoạch sử dụng đất đai, đo đạc bản đồ địa chính phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đưa công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp. Trước mắt, cần thực hiện điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 của huyện; chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất năm 2017 của huyện đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt.
- Lập và duyệt Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã, thị trấn. Quy hoạch chi tiết cần được phân ra các giai đoạn thực hiện cụ thể, từ đó có các chính sách phù hợp để quản lý và sử dụng đất thích hợp. Cần gắn quy hoạch với các nguồn lực tài chính và quản lý hành chính tại địa phương. Quản lý tốt quy hoạch đã được phê duyệt.
- Đầu tư nguồn kinh phí cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác địa chính được thuận tiện, dễ dàng, đẩy nhanh tiến độ công việc.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạch có liên quan đến quản lý, sử dụng đất. Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch các ngành như: Văn hoá, giáo dục, y tế, xây dựng, giao thông, thủy lợi...
- Minh bạch thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần được công khai, minh bạch để các chủ thể sử dụng đất, nhất là người nông dân nắm bắt được thông tin. Từ đó, có kế hoạch sử dụng đất phù hợp, không bị động và không bị các nhóm lợi ích hay các chủ thể ngoài thị trường lợi dụng thông tin không minh bạch để giao dịch gây tổn hại lợi ích cho người nông dân.
- Thông qua cán bộ địa chính xã, thị trấn và các thông báo niêm yết tại Trụ sở UBND, tại phòng “một cửa” để thông tin tốt nhất đến người dân, nhất là nông dân về trình tự, thủ tục đăng ký, về hồ sơ, giá đất,... để thuận lợi trong công tác đăng ký, lập hồ sơ. Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tốt hơn với hệ thống tư pháp, như: tạo quỹ hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nông dân; phổ biến các quy định của tòa liên quan đến tranh chấp đất đai; tăng cường thông tin qua các phương tiện truyền thông các quyết định của tòa án tới nhân dân;...