Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 25 - 27)

7. Nội dung các chƣơng

1.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

huyện

1.1.3.1 Mang tỉnh mệnh lệnh hành chính cao

Quản lý đối với đất đai của UBND cấp huyện là một hoạt động quản lý hành chính Nhà nước (hoạt động quản lý theo nghĩa hẹp). Vì vậy, trong quá trình hoạt động luôn luôn mang tính mệnh lệnh hành chính, hay nói cách khác tính mệnh lệnh hành chính rất cao. Tính mệnh lệnh hành chính được thể hiện trong quan hệ giữa lãnh đạo UBND cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách đất đai, với phòng Tài nguyên Môi trường trong các hoạt động điều tra khảo sát đo đạc đánh giá đất, phân hạng đất, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong mối quan hệ này lãnh đạo UBND cấp huyện

ra các chỉ thị mệnh lệnh, phòng Tài nguyên Môi trường và các nhân viên làm việc trong các phòng đó có ý nghĩa vụ thi hành. Tính mệnh lệnh hành chính còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa UBND cấp huyện, với UBND cấp xã trong việc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra về đất đai... hàng loạt các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất của UBND cấp huyện mang tính mệnh lệnh hành chính, như quan hệ xử phạt hành chính đối với các chủ thể không thực hiện các nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất, hoặc vi phạm pháp luật đất đai, hoặc quan hệ về thu đất, trưng dụng đất... Trong mối quan hệ này UBND cấp huyện có quyền ra các chỉ thị mệnh lệnh còn các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành.

1.1.3.2. Diễn ra trên phạm vi khả hợp với những đặc thù khác nhau

Nghiên cứu quản lý nhà nước của UBND cấp huyện cho thấy nó diễn ra từng địa bàn như huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Vì vậy phạm vi hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai của UBND cấp huyện khá hẹp, nó không tính rộng lớn như quản lý nhà nước đối với đất đai của cả nước, hoặc của UBND cấp tỉnh.

Trong quản lý nhà nước của UBND cấp huyện thì mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì đều có những đặc thù riêng. Chẳng hạn quản lý nhà nước đối với đất đai ở các huyện đồng bằng tập trung chủ yếu vào quản lý đất nông nghiệp trồng lúa, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Còn quản lý nhà nước về đất đối với các huyện miền núi chủ yếu quản lý đất trồng rừng, đất rừng, đất trồng cây lâu năm, còn quản lý nhà nước về đất đai đối với các huyện ven biển lại tập trung quản lý đất nuôi trồng thuỷ sản, đất diêm nghiệp, đất trồng rừng ngập mặn. Do sự đặc thù như vậy nên tính phức tạp trong quản lý đất đai của UBND cấp huyện, thì mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều có sự khác nhau.

1.1.3.3. Sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ thể quản lý với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất.

Quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp huyện có sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ thể quản lý (UBND cấp huyện) với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân

cư sử dụng đất. Quản lý nhà nước về đất đai của UBND bao gồm rất nhiều hoạt động, nhưng trong đó có những hoạt động như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất hoặc xử phạt hành chính đối với những chủ thể này khi họ vi phạm pháp luật đất đai hoặc giải quyết các vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với nhau.

Thực hiện những công việc trên đòi hỏi UBND cấp huyện phải gắn bó rất chặt chẽ với các đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Đặc điểm này cho thấy sự khác biệt với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh. Bởi vì hoạt động Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ tập trung quản lý những vấn đề chung quan trọng nhất đối với đất đai trên cả nước, còn UBND cấp tỉnh tập trung quản lý những vấn đề về đất đai trên địa bàn tỉnh, hoặc có những hoạt động cụ thể như giao đất thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cũng chi tiến hành đối với Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội hoặc các cơ quan hành chính Nhà nước mà ít khi thiết lập thế đối với các hộ gia đình, cá nhân.

1.2. Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nƣớc đất đai trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)