Bệnh hệ hô hấp

Một phần của tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 35 - 40)

2.3.2.1. Bệnh viêm mũi

Nguyên nhân gây bệnh:

Cấp tính: do kích thích cơ học, lí học, hóa học hoặc do ngoại vật xâm nhập làm tổn thương niêm mạc mũi.

Mạn tính: Do nấm, khối u, kí sinh trùng…

Trước khi tiến hành điều trị cho động vật, nguyên nhân chính xác của cảm lạnh thông thường được đưa ra. Thông thường tác nhân gây viêm mũi là một loại vi sinh vật có hại, vi rút, vi khuẩn. Nghẹt mũi có thể xuất hiện trên nền của cảm lạnh thông thường, trong đó hệ thực vật gây bệnh có điều kiện của tất cả các màng nhầy của cơ thể được kích hoạt, và có lẽ tác nhân gây bệnh đã trở thành virus gây bệnh dịch hạch.

Chảy nước mũi trong một số trường hợp cho thấy dị ứng đã phát sinh dựa trên nền tảng của việc ăn bụi, phấn hoa, chủ sở hữu nước hoa, bất cứ điều gì. Đây là một quá trình khó khăn, nó phải được dừng lại, nếu không thú cưng có thể gây tử vong.

Kích thích vỏ xoang bằng các chất dễ bay hơi cũng có thể gây viêm mũi. Những con chó tò mò nhất bị viêm niêm mạc tiếp theo này. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thú y kê toa thuốc nhỏ, trong thời gian ngắn nhất có thể loại bỏ sưng.

Nếu một vật ngoại lai, ví dụ, một mảnh, rơi vào đường mũi, thú cưng sẽ bị hành hạ bởi chất thải có mủ, khá thường xuyên với máu. Những nỗ lực độc lập để loại bỏ vật phẩm có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Loại bỏ một vật ngoại lai chỉ nên được xử lý bởi bác sĩ thú y. Càng sớm thực hiện điều này, cơ hội biến chứng tiếp theo càng thấp.

Đôi khi viêm mũi xảy ra là kết quả của khả năng miễn dịch suy yếu chống lại nền tảng của các bệnh mãn tính. Nếu gan, thận, phổi hoặc bất kỳ cơ quan nào khác của chó bị tổn thương, thì sức khỏe tổng thể bị suy giảm. Trong trường hợp này, việc điều trị viêm mũi không cho kết quả lâu dài, bác sĩ, trước hết, nên dẫn đến sự thuyên giảm bệnh mãn tính.

Triệu chứng chủ yếu

Con vật hắt hơi nhiều, chảy nước mũi do dị ứng nên mũi tiết thanh dịch, chảy máu mũi. Trường hợp nặng mũi có thể có mủ lẫn máu.

Hơi thở rất khó khăn, đặc biệt là nghe thấy khi con chó đang ngủ. Có tiếng huýt sáo từ mũi, khò khè, khịt mũi. Những âm thanh như vậy tương tự như âm thanh của một người đàn ông đơn giản.

Có thể thấy rằng dịch tiết trong mũi và dưới nó hình thành, chúng có thể ở dạng lỏng hoặc nhớt, trong suốt và đầm lầy, nó phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Lớp vỏ đông lạnh xuất hiện dưới mũi.

Tất cả những triệu chứng này đều chỉ ra dạng cổ điển của bệnh, nhưng cũng có những trường hợp tiến triển. Nếu sổ mũi không được điều trị trong một thời gian dài, thì đường mũi sẽ bị tắc hoàn toàn, con chó sẽ không thể thở đúng cách, nó sẽ hít vào và thở ra không khí qua miệng - điều này có thể nghe thấy ngay lập tức.

Điều trị

Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Thị Kim Lành (2009) [27], cho biết có thể dùng thuốc kháng sinh: Amoxicillin.

Thuốc chống tiết dịch, ho: Dexamethasone, Bromhexine. Tiêm vitamin K để cầm máu.

Tăng cường trợ sức trợ lực bằng cách truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B. Complex, vitamin B1, B6, B12 …

2.3.2.2. Bệnh viêm khí quản, phế quản Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân đa dạng có thể do thay đổi thời tiết (thời tiết lạnh), nhưng thường do kế phát bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm mũi).

Do vi rút: như Canine distenpa – Adeno vi rút I, II tác động lên đoạn cuối đường hô hấp tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thứ phát.

Các loại vi khuẩn thường thấy: Mycobacterium tuberculosis, Pasteurella, pseudomonas.

Do nấm: Aspergillus, hoặc do kí sinh trùng xâm nhập phế quản. Do ngoại vật đi vào: cát, bụi …

Triệu chứng chủ yếu

Chó lừ đừ, bỏ ăn, lúc đầu ho ít ngắn và sau đó ho nhiều, tần suất tăng, thường ho vào đêm và sáng sớm. Có biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, thở thể bụng, phồng môi để thở. Quan sát thấy chó tím tái, nhất là lúc vận động. Mũi chảy mủ trắng, xanh. Sốt cao.

Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài từ 7 - 21 ngày do viêm đường hô hấp trên, mặc dù lúc đầu vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có thể biết chó đã mang bệnh. Quan sát kỹ: mắt không trong sáng, có rử ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra...Bệnh chuyển sang mạn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre... tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh, nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.

Bệnh thường diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng. Những con được chữa trị theo triệu chứng, tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị lại, tỷ lệ tử vong rất cao. Giai đoạn cuối của bệnh khi sức đề kháng giảm sút, chó chuyển sang: tiêu chảy có máu, loạng choạng, run rẩy, xuất hiện từng cơn co giật động kinh.

Bệnh lây thông qua môi trường, dụng cụ chăn nuôi, chất thải ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa chó mang trùng và chó khỏe, đặc biệt các nơi tập trung nhiều chó nguồn gốc khác nhau hoặc không rõ nguồn gốc. Các giống chó ngoại như: Saint Bernard, Tibetan Mastiff ( Thần khuyển Tây tạng ), Bulldog, Phốc sóc, Husky, Dachshund, Pug... sức đề kháng kém hơn chó địa phương tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khá cao. Chó nuôi tại miền Bắc khí hậu lạnh và ẩm ướt mắc bệnh trầm trọng và khó chữa hơn chó nuôi ở miền Nam.

Điều trị

Để con vật nằm chỗ ấm áp, kín gió, tránh vận động mạnh. Tiêm kháng sinh: Amoxicillin, Gentamicin, Tylosin. Ho, khó thở tiêm thêm Bromhexine.

Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B-complex, vitamin B1, B6, B12. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.3. Bệnh viêm phổi Nguyên nhân gây bệnh

Thường do kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh Care, viêm khí quản truyền nhiễm ở chó.

Thường do nhiễm virus đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn sau: Pneumococcus, Steptococcus….

Do một số ấu trùng kí sinh trùng ở phế quản gây viêm phổi. Lúc đầu do tác động của vi rút xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau đó lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho tổ chức phổi yếu đi.

Triệu chứng chủ yếu

Lúc đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.Tuy ít ho những ho khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.

Thở khó con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, xung huyết sau tím tái. Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.

Chó bị viêm phổi lúc đầu mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, sốt lên xuống theo hình sin.

Chó bị ho, lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau, sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau. Nước mũi ít đặc, dính vào 2 bên lỗ mũi.

Chó bị viêm phổi nặng, nước mũi đặc như mủ và có mùi hôi thối, chó bị khó thở, chó thở gấp.

Tim đập nhanh, sau đó yếu dần. Biểu hiện thiếu oxy, niêm mạc mắt, miệng tím bầm.

Khi sờ nắn vùng phổi, chó có phản xạ đau và ho. Gõ vùng phổi, âm đục rải rác, lúc này nghe thấy âm ran ướt ở thời kỳ đầu, sau chuyển sang âm vò tóc ở thời kỳ cuối.

Điều trị

Sử dụng thuốc kháng sinh chữa nguyên nhân, thuốc chữa triệu chứng kết hợp thuốc trợ sức trợ lực và hộ lý.

Tiêm kháng sinh: Tylosin, Gentamycin.

Tiêm kháng viêm: Dexamethasone hoặc Prednisonol. Long đờm: Bromehemixin.

Truyền dung dịch trợ sức trợ lực (BX) bao gồm: Glucose 20%, Canxiclorua, Urotropin, Cafein, Vitamin C.

Một phần của tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 35 - 40)