Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 44)

Theo Brandy Tabor (2011) [36], chó bị bệnh parvo có triệu chứng chủ yếu sau: chó bỏ ăn, nôn. Sốt kéo dài từ khi bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng nhất. Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần. Iả chảy nặng, lúc đầu ỉa lỏng, phân loãng, thối. Sau đó ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi. Chó gầy rút nhanh, bỏ ăn hoàn toàn sau đó suy kiệt mà chết. Để điều trị bệnh Pavo vi rút cần điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và hồi sức, trợ lực co cơ.

Hộ lý và chăm sóc tốt: không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm và giữ vệ sinh tốt cho chó

Điều trị nguyên nhân: kháng sinh không điều trị được nguyên nhân vi rút. Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân gây bệnh kế phát. Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin...

Bổ sung nước và diện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%; glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

Dùng thuốc chống nôn: atropin, primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lấn ỉa chảy: men tiêu hóa.... Nết sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: paracetamol, anagil.

Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B. Complex. Cầm máu bằng vitamin K.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Bệnh xá thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Thời gian: từ 28/6/2020 đến 28/11/2020

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó được đưa đến khám, chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng.

- Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại Bệnh xá thú y cộng đồng.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho chó.

- Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến tại Bệnh xá thú y cộng đồng.

- Tỷ lệ mắc bệnh của chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng.

3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Để đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến khám tại Bệnh xá thú y cộng đồng

Hàng ngày em tiến hành ghi chép số liệu chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng vào nhật ký thực tập.

3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó được đưa đến khám tại Bệnh xá thú y cộng đồng

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng bao gồm (phương pháp quan sát, sờ nắn, gõ và nghe) và chẩn đoán phi lâm sàng bao gồm các phương pháp (xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm da, xét nghiệm qua que test CPV đối với bệnh Parvo vi rút) để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn thuốc điều trị, điều trị và lữu giữ hồ sơ bệnh án theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

Theo Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2015) [22], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.

3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: quan sát, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, phân, da... đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.

3.4.4. Phương pháp xác định và điều trị bệnh ngoài da

3.4.4.1. Phương pháp chẩn đoán một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú Y cộng đồng.

Để chẩn đoán chính xác căn bệnh, em tiến hành quan sát triệu chứng lâm sàng chung như trạng thái lông, màu của da, mùi của da, độ ẩm của da, các vết loét, đóng vẩy, da nổi mẩn, da sưng dày, và những biến đổi ở vùng da nhiễm bệnh. Đồng thời tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, cụ thể như sau:

* Bệnh mò bao lông (Demodicosis)

Dùng dao cạo da vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh, cạo cho đến khi rướm máu. Lấy bệnh phẩm cho lên lam kính, nhỏ vào 1 - 2 giọt lactophenol và soi dưới kính hiển vi kiểm tra sự hiện diện của trứng hay Demodex trưởng thành

với vật kính 10 (x100 lần). * Bệnh nấm da

Dùng dao cạo nhẹ vùng da bệnh và cho bệnh phẩm lên phiến kính. Với bệnh phẩm lông, vẩy, lớp sừng đặt trên lam kính, nhỏ vài giọt dung dịch NaOH 10% sau đó hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn để làm trong tổ chức. Quan sát dưới kính hiển vi tìm sợi nấm và bào tử nấm, tế bào nấm ký sinh.

* Bệnh ghẻ ngầm (Sarcoptosis)

- Cách lấy bệnh phẩm: dùng nước ấm và thuốc tím 1% rửa sạch da, cắt lông chỗ có bệnh tích mới (giao điểm giữa chỗ da có bệnh tích và chỗ da lành, vì ghẻ thường tập trung ở đây). Dùng dao cạo thẳng vào da đến chảy máu ra là được.

- Phương pháp kiểm tra ghẻ chết trong da: đặt vẩy ghẻ lên phiến kính, cho vài giọt dầu hoả lên, ép một phiến kính khác lên cho nát vẩy. Soi kính hiển vi để phát hiện con ghẻ đã chết.

- Phương pháp kiểm tra ghẻ sống: dùng dao sạch lấy mụn ghẻ cho vào đĩa petri, cho nước nóng 37 - 400C xâm xấp vẩy mụn, giữ nóng trong 1 - 2 giờ.

Do tác dụng của nhiệt, ghẻ sẽ bò lên mặt vẩy mụn. Cho lên phiến kính để soi kính hiển vi tìm con ghẻ.

3.4.4.2. Phương pháp điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú Y cộng đồng.

Để điều trị bệnh ngoài da cho con vật đạt hiệu quả cao, cần đưa ra phác đồ điều trị đúng bệnh phù hợp mức độ nhiễm trên da, trọng lượng và thể trạng của con vật. Phòng mạch thú y tiến hành thực hiện phác đồ như sau:

* Bệnh mò bao lông (Demodicosis)

- Sử dụng thuốc NexGard cho uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng của chó. NexGard 11 mg dùng cho chó rất nhỏ (2 - 4 kg), NexGard 28 mg dùng cho chó nhỏ (> 4 - 10 kg), NexGard 68 mg dùng cho chó kích cỡ trung bình (> 10 - 25 kg), NexGard 136 mg dùng cho chó lớn (> 25 - 50 kg).

* Bệnh nấm da

- Tiến hành cạo lông cho chó để bôi thuốc vào vùng da bị nấm.

- Tiến hành vệ sinh bề mặt da cho chó bằng dung dịch cồn I-ốt lau vào vùng da bị nấm ít nhất 2 lần/ngày.

- Sử dụng sữa tắm kháng nấm để kết hợp điều trị, 3 ngày tắm 1 lần. - Xịt thuốc trị nấm Alkin Fungikur 2 lần/ngày.

* Bệnh ghẻ ngầm (Sarcoptosis)

- Sử dụng thuốc Bravecto cho uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng của chó. Bravecto 112,5 mg dùng cho chó rất nhỏ (2 - 4,5 kg), Bravecto 250 mg dùng cho chó nhỏ (> 4,5 - 10 kg), Bravecto 500 mg dùng cho chó kích cỡ trung bình (> 10 - 20 kg), Bravecto 1.000 mg dùng cho chó lớn (> 20 - 40 kg), Bravecto 1.400 mg cho chó rất lớn (> 40 - 56 kg).

3.4.4.3. Phương pháp đánh giá khi khỏi bệnh

Để đánh giá con vật được coi là đã khỏi bệnh, em tiến hành quan sát trạng thái lông, da của con vật và dựa trên các chỉ tiêu như:

- Lông đã mọc đều trở lại và không còn rụng.

- Da không còn những triệu chứng, bệnh tích của bệnh, da đã tái tạo và phục hồi trạng thái bình thường.

- Con vật không còn ngứa, gãi, cắn vào da.

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [32] và phần mềm Excel 2016.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại Bệnh xá Thú y cộng đồng số công việc khác tại Bệnh xá Thú y cộng đồng

Trong thời gian thực tập tại Bệnh xá thú y cộng đồng em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cho chó đến khám, chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng như sau: hàng ngày vào buổi sáng em tiến hành dọn dẹp vệ sinh chung, bao gồm quét dọn và lau sạch các phòng điều trị, phòng tắm trải, phòng mổ, phòng khách, phòng họp. Sau đó dọn dẹp các khay và chuồng nuôi nhốt chó bằng cách dùng nước xịt sạch, sử dụng xà phòng lau bàn điều trị, bàn tiếp khách, sau đó dùng cồn 70° để diệt khuẩn tránh các bệnh truyền nhiễm. Dọn dẹp rác thải y tế (xi lanh, dây chuyền, kim truyền, kim tiêm, vỏ thuốc, bông, cồn...), rác thải sinh hoạt và chất thải, dịch tiết của chó trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh. Định kỳ tổng vệ sinh, quét trần loại bỏ mạng nhện, lau tủ đựng đồ, lau cửa kính, phun sát trùng để hạn chế tối đa việc mầm bệnh có thể cư trú tại bệnh xá. Kết quả về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và một số công việc khác được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và một số công việc khác tại Bệnh xá Thú y cộng đồng Công việc Số ca thực hiện (lần) Số ca an toàn (lần) Tỷ lệ an toàn (%)

Cắt tỉa lông, tắm trải sấy 35 35 100

Vắt tuyến hôi 25 25 100

Cắt móng, vệ sinh, rửa tai 27 27 100

Nhổ lông tai (Poodle) 10 10 100

Qua bảng 4.1 cho thấy, trong thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020 thực tập tại bệnh xá, em đã thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng 97 con

chó. Trong đó có 35 ca cắt tỉa lông, tắm trải sấy, 25 ca vắt tuyến hôi, 27 ca cắt móng, vệ sinh tai và 10 ca nhổ lông tai

Tại Bệnh xá thú y các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp. Vì vậy, để tránh lây nhiễm bệnh cho chó đến khám, bệnh xá đã bố trí các phòng làm việc riêng rẽ để tiện cho công tác chăm sóc, điều trị cho chó được chủ đưa đến khám. Ngoài ra, cần kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đưa chó đến đây. Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào các khâu trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%.

4.2. Tình hình tiêm phòng vắc xin cho chó tại Bệnh xá Thú y cộng đồng

Trong quá trình thực tập tại Bệnh xá thú y cộng đồng, em đã tham gia vào công việc tư vấn cho khách mang chó đến tiêm phòng, thực hiện tiêm phòng cho chó, theo dõi số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.2.

Kết quả bảng 4.2. cho thấy, chó được đưa đến Bệnh xá tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin là vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh Carre virus, bệnh viêm ruột do Parvo virus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh thêm bệnh do xoắn khuẩn Leptospira và bệnh viêm ruột do Coronavirus). Tổng số chó đến

tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 69 con. Trong đó, số chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin 5 bệnh là cao nhất (33/69 con), tiếp đến vắc xin dại (22/69) và thấp nhất là vắc xin 7 bệnh (14/69 con). Đa số chó được tiêm vắc xin 5 bệnh nhiều hơn vắc xin 7 bệnh là do người nuôi chó chưa quen lịch tiêm và còn thiếu hiểu biết.

Bảng 4.2. Số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin tại Bệnh xá Thú y cộng đồng Tháng Tổng số chó đến tiêm phòng (con)

Vắc xin Dại Vắc xin 5 bệnh Vắc xin 7 bệnh Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 6/2020 7 2 28,57 3 42,85 2 28,57 7/2020 12 3 25,00 7 58,33 2 16,66 8/2020 16 6 37,5 8 50,00 2 12,5 9/2020 10 3 30,00 4 40,00 3 30,00 10/2020 14 5 35,71 6 42,85 3 21,42 11/2020 10 3 30,00 5 50,00 2 20,00 Tổng số 69 22 31,88 33 47,82 14 20,28

Theo quy định của luật thú y (2016) “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật. Phạm Ngọc Quế (2002) [26], cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa. Vì vậy, trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.

4.3. Tình hình khám chữa bệnh cho chó tại Bệnh xá Thú y cộng đồng

Trong quá trình thực tập tại Bệnh xá thú y cộng đồng, em đã tiến hành theo dõi tình hình khám chữa bệnh cho chó tại Bệnh xá thú y cộng đồng. Kết

quả tổng hợp tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá thú y cộng đồng từ tháng 6/2020đến tháng 11/2020 được trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y (tháng 6/2020 - tháng 11/2020) Tháng Tổng số chó đến khám (con) Nhóm bệnh Bệnh tiêu hóa (con) Bệnh hô hấp (con) Bệnh ngoài da (con) Bệnh ngoại khoa (con) Bệnh khác (con) 6/2020 75 37 13 3 17 5 7/2020 53 19 14 5 12 3 8/2020 53 25 9 6 11 2 9/2020 56 24 11 5 15 1 10/2020 56 24 7 10 9 6 11/2020 44 19 6 5 10 4 Tổng số 337 148 60 34 74 21 Tỷ lệ (%) 100 43,91 17,8 10,08 21,95 6,23

Kết quả bảng 4.3 cho thấy trong thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020 Bệnh xá đã tiếp nhận 337 chó được đưa đến khám và chữa bệnh. Trong đó bệnh về đường tiêu hóa là 148 con, chiếm tỷ lệ cao nhất (43,91%). Số chó đến khám và điều trị bệnh đường hô hấp là 60 con, chiếm tỷ lệ 17,8%. Số chó đến khám và điều trị bệnh ngoài da là 34 con, chiếm tỷ lệ 10,08%. Số chó đến khám và điều trị bệnh ngoại khoa là 74 con, chiếm tỷ lệ 21,95%. Và cuối cùng là số chó đến khám và điều trị một số bệnh khác có 21 con, chiếm tỷ lệ 6,23%

Quá trình thực tập tại bệnh xá em thấy, mặc dù mới đi vào hoạt động (từ tháng 4/2016) nhưng bệnh xá hoạt động rất bài bản, tất cả bệnh súc đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể. Chủ bệnh súc rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại Bệnh xá.

Vì vậy, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng bệnh xá đã tạo được thương hiệu và uy tín đối với người dân địa phương và các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)