Về việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 63 - 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2 Về việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp

Việc lựa chọn nhà cung cấp, đối tác mua hàng của Hƣng Việt dựa trên các yếu tố chính nhƣ thƣơng hiệu, sự uy tín của nhà cung cấp trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, lịch sử giao dịch của nhà cung cấp với bản thân doanh nghiệp trong quá khứ, sức mạnh tài chính của nhà cung cấp, các ƣu đãi đƣợc hƣởng khi tiến hành kinh doanh thƣơng mại và các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán. Tuy nhiên công tác mua hàng ở Hƣng Việt vẫn chủ yếu tiến hành với các nhà cung cấp có sẵn, những đối tác làm ăn thƣờng xuyên và truyền thống. Đối với mỗi đối tác trong hay ngoài nƣớc, giám đốc công ty luôn đến tận nhà máy, văn phòng hay trụ sở chính của họ để trao đổi, tiến

hành kí kết hợp đồng quan trọng. Ngoài ra, bất cứ khi nào có phát sinh cần thảo luận, hình thức họp online với đối tác kinh doanh đã đƣợc sử dụng trong thời buổi bệnh dịch.

Một trong những lí do mà doanh nghiệp chƣa tiến hành nghiên cứu, tìm thêm những nhà cung cấp khác cho mình là bởi thiếu nguồn nhân lực. Thông thƣờng nhân viên kinh doanh sẽ vừa mua hàng, kết nối và duy trì liên lạc với các nhà cung cấp. Việc mở rộng, tìm kiếm nhà cung cấp mới chủ yếu đƣợc thực hiện bởi ban lãnh đạo. Các nhân viên chỉ làm việc dựa trên những mối quan hệ mà ban lãnh đạo xây dựng và mang về doanh nghiệp. Tập trung duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp quen thuộc là tốt, song điều này lại vô tình cản trở khả năng mở rộng thị trƣờng mua hàng của doanh nghiệp với các đối tác tiềm năng khác. Ngay tại thị trƣờng miền Bắc, có đến hàng chục, hàng trăm nhà máy, công ty thƣơng mại dƣợc lớn nhỏ chuyên cung cấp đầy đủ mọi loại mặt hàng từ thực phẩm, dƣợc phẩm, thuốc thú y, tá dƣợc, thực phẩm chức năng,... để doanh nghiệp có thể lựa chọn. Đó là chƣa kể đến Việt Nam dần chuyển đổi số, giao thƣơng với nƣớc ngoài đƣợc khuyến khích và rộng mở hơn bao giờ hết. Vì vậy việc gói gọn trong danh mục các nhà cung cấp truyền thống đang là rào cản đối với Hƣng Việt trên con đƣờng hội nhập hóa. Ví dụ nhƣ trong đợt dịch lần thứ nhất vừa qua, do chỉ tập trung nhập hàng của nhà cung cấp Trung Quốc, đến khi biên giới hai nƣớc bị đóng cửa, nguồn hàng bị đình trệ, doanh nghiệp lỡ mất rất nhiều chuyến hàng đã đặt cọc từ trƣớc, vừa ảnh hƣởng đến tài chính vừa thiếu hụt hàng bán. Nếu doanh nghiệp trong thời điểm đó có sẵn mối quan hệ với nhiều đối tác khác đến từ Ấn Độ, Australia, châu Âu,... thì nguồn cung có thể đƣợc duy trì đều đặn hơn. Việc quan tâm đến nhiều nhà cung cấp cũng tạo ra lợi thế về giá trên thị trƣờng. Các nhà cung cấp ngày nay vẫn thƣờng lựa chọn cạnh tranh về giá cả để thu hút khách hàng. Bởi sự nhạy cảm của giá cả trên thị trƣờng ngày nay,

xây dựng mối quan hệ với nhiều bên cung cấp có thể tạo cho doanh nghiệp thế chủ động, mua đƣợc hàng với giá rẻ khi mà thị trƣờng có biến động. Hiện nay, với mỗi mặt hàng, ngành hàng đều có rất nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nƣớc, các ƣu đãi mua hàng luôn đƣợc đƣa ra để hấp dẫn ngƣời mua, điều này có lợi cho khách hàng nếu họ để tâm và biết đến nhiều nhà cung cấp khác nhau, từ đó có sự so sánh và ra quyết định có lợi nhất. Hƣng Việt vẫn đang phải mua hàng qua một vài kênh trung gian nên đôi khi hàng mua bị đội giá lúc mà thị trƣờng biến động nhanh. Thêm vào đó là hàng loạt chi phí đi kèm cũng làm tăng giá vốn hàng bán nhƣ chi phí vận chuyển, cƣớc vận tải, bảo hiểm hàng hóa, phí làm hàng nhanh tại cảng, phí kiểm dịch nhiều lần,... ảnh hƣởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sau mỗi giao dịch mua hàng với nhà cung cấp, các bộ phận phụ trách trực tiếp phản ánh các lỗi cũng nhƣ phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình nhập mua hàng. Bộ phận mua hàng có trách nhiệm tổng hợp lại thông tin, hệ thống lại thành một bảng đánh giá sơ bộ trình lên cấp trên. Trên cơ sở tiếp nhận thông tin đó, nhà quản trị sẽ có phƣơng hƣớng xử lí, nếu cần sẽ tiến hành đàm phán lại với nhà cung cấp để cải thiện cho lô hàng tiếp theo.

Bảng 2.7 Đánh giá sơ bộ trong Quý I/2019 về các nhà cung cấp chính Tên công ty Công ty CP Dƣợc Trung Ƣơng 3 Công ty CP Dƣợc Vật Tƣ Y Tế Hà Nam Công ty CP Dƣợc Vật Tƣ Y Tế Hải Dƣơng Yunnan Baiyao Group Co.Ltd Panjin Huacheng Pharmaceutical Co., ltd

Bảng 2.8 Đánh giá sơ bộ trong Quý IV/2020 về các nhà cung cấp chính

Tên công ty Công ty CP Dƣợc

Trung Ƣơng 3 Công ty CP Dƣợc

Vật Tƣ Y Tế Hải Dƣơng Yunnan Baiyao Group Co.Ltd Panjin Huacheng Pharmaceutical Co., ltd

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ MUA HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƢƠNG mại và dƣợc PHẨM HƢNG VIỆT (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w