Mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng cá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng cá

hàng cá nhân

1.2.2.1Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo đem lại phần lớn lợi nhuận cho NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân hướng vào việc hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng đến nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình. Cụ thể hơn, quản trị rủi ro tín dụng cá nhân nhằm vào việc hạ thấp tỷ lệ rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn cho hoạt động kinh doanh bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng cá nhân một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, quản trị rủi ro tín dụng cá nhân còn đảm bảo việc thực hiện kinh doanh tín dụng đúng theo các quy định của Nhà nước và quy định của pháp luật.

1.2.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Ủy ban Basel được thành lập bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 vào năm 1975. Ủy ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản than ngân hàng trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế tại Washington hoặc tại thành phố Basel – Thụy Sỹ. Ban Thư ký thường trực của Ủy ban này cũng có trụ sở làm việc tại Thủ đô Washington – Hoa Kỳ.

Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng KHCN khuyến nghị bởi Ủy ban Basel tập trung vào các vấn đề

-Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt và định kỳ (ít nhất 1 năm/lần) rà soát lại các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng đốivới KHCN. Chiến lược này cần bao hàm mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng ứng phó dự kiến nếu có xảy ra các loại hình rủi ro tín dụng KHCN. Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm trong khi thực hiện chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và xây dựng các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN.

Nguyên tắc 2: Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh

-Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (đối tượng khách hàng, điều khoản, điều kiện cấp tín dụng...). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng để có thể bao quát được các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với từng khách hàng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng KHCN với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín dụng KHCN có kinh nghiệm, có kiến thức, nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi ro tín dụng KHCN.

-Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trong sổ sách kế toán của ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng.

Nguyên tắc 3: Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát có hiệu quả

-Ngân hàng cần có hệ thống quản trị các danh mục tín dụng KHCN hiệu quả, có hệ thống giám sát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng KHCN, bao hàm việc xác định quy mô thích hợp các khoản dự phòng, xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụngKHCN. Hệ

thống xếp hạng cần phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp trong hoạt động ngân hàng.

-Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban điều hành đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán; có hệ thống giám sát cơ cấu và chất lượng tổng thể của danh mục tín dụng.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng KHCN

-Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đánh giá độc lập và liên tục đối với các quy trình quản trị rủi ro tín dụng KHCN của ngân hàng và các kết quả đánh giá này cần thông báo cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.

-Quy trình cấp tín dụng KHCN cần phải được quản lý chặt chẽ, mức cho vay phải nằm trong các chuẩn mực an toàn và giới hạn cho phép. Kiểm soát nội bộ cần báo cáo kịp thời đến các cấp quản lý về những trường hợp ngoại trừ trong các chính sách, quy trình và hạn mức.

Ngân hàng cần có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các tình huống tương tự.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)