Đốivới Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 128 - 133)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2 Đốivới Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Trụ Sở Chính Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là cơ quan đầu mối chỉ đạo, điều hành, quyết định về đường lối, chiến lược hoạt động và đưa ra những định hướng chung của toàn hệ thống, làm cơ sở cho các Chi nhánh xây dựng định hướng hoạt động phù hợp. Vì vậy, Vietcombank cần có những chỉ đạo định hướng trực tiếp thúc đẩy hoạt động cũng như hỗ trợ Chi nhánh hoạt động, cụ thể:

- Tăng cường hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo nghiệp vụ và bồi dưỡng cán bộ: Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ khách hàng, cán bộ thẩm định, Vietcombank thường xuyên mở các lớp đào tạo khi có sản phẩm mới, hay chính sách mới, hướng dẫn giải đáp các vướng mắc cho cán bộ để cán bộ nắm vững quy trình sản phẩm, giải đáp tư vấn cho khách hàng tốt hơn, bởi vì các chính sách, sản phẩm được chính các phòng ban nghiệp vụ tại Vietcombank ban hành. Bên cạnh đó, tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm, kỹ năng bánh hàng, kỹ năng tư vấn cho các cán bộ.

- Định hướng ngành hàng, chân hàng phù hợp: Vietcombank cần có định hướng ngành hàng, chân hàng phù hợp với chính vùng miền, địa bàn hoạt động của các Chi nhánh, định hướng một cách chi tiết, không chung cung, bởi vì mỗi Chi nhánh có địa bàn hoạt động riêng, đặc điểm kinh tế xã hội mổi tĩnh trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có từng nét, ví dụ tại tỉnh Bắc Ninh các doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh mẽ, các hộ kinh doanh tư nhân tại các làng nghề (làng nghề đúc đồng Đại Bái, làng

nghề gỗ Đồng Kỵ, làng nghề giấy ở Phong Khê..) cũng rất phát triển. Xây dựng chiến lược cho vay phù hợp, đưa ra những điều kiện cho vay hợp lý sẽ vừa đẩy mạnh tăng trưởng cho vay, vừa đảm bảo chất lượng cho vay an toàn hiệu quả.

- Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả: Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về khách hàng vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

+ Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng.

+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ Chi nhánh Sở Giao dịch và các Chi nhánh.

+ Trên cơ sở mô hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng luôn hiện hữu trong hoạt động cho vay của mọi ngân hàng. Rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà hoạt động ngân hàng luôn gắn chặt với sức khỏe của nền kinh tế trong nước cũng như ngoài nước. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng nảy sinh và tiềm ẩn nhiều thách thức đối với hệ thống ngân hàng và đặc biệt với Vietcombank Bắc Ninh cần phải được quản lý hiệu quả, khoa học.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng đã và đang đóng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của chi nhánh. Bên cạnh đó Vietcombank Bắc Ninh đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng do thực hiện đúng quy trình tín dụng, từng bước mở rộng thêm đối tượng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc kỹ khách hàng, đảm bảo nguyên tắc an toàn trong cho vay nhất là hoạt động tín dụng cá nhân. Có được thành quả như vậy là do có đội ngũ cán bộ nhiêt tình, sáng tạo và ham học hỏi trong công việc, đặc biệt có tinh thần đoàn kết, nhất trí trong tập thể cùng với sự thống nhất trong ban giám đốc chi nhánh.

Vietcombank Bắc Ninh đã coi vấn đề QTRRTD Khách hàng cá nhân là hết sức quan trọng trong công tác quản trị cũng như đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế RRTD KHCN. Song, kết quả đạt được vẫn chưa thực sự như mong muốn. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống QTRRTD KHCN luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng lâu dài.

Với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc

Ninh”, tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung sau:

Thứ nhất, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng và QTRRTD KHCN tại NHTM.

Thứ hai, tác giả đã thực hiện việc phân tích thực trạng QTRRTD KHCN tại Vietcombank Bắc Ninh, chỉ rõ những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác QTRRTD KHCN tại chi nhánh trong thời gian vừa qua.

Thứ ba, từ những kết quả phân tích, tác giả đã xây dựng những giải pháp và kiến nghị để có thể giúp cho lãnh đạo Chi nhánh có thể lựa chọn để thực hiện, nhằm mục tiêu QTRRTD KHCN tại Vietcombank Bắc Ninh trong thời gian tới.

Mặc dù tác giả đã cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những góp ý của thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Đinh Xuân Hạng (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

3. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II – nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 20/2014, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kế, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. NHNN Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, Hà Nội.

7. NHNN Việt Nam (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN, Hà Nội.

8. NHNN Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức

9. Nguyễn Thị Lệ Hằng, (2014), Hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh, Đại học Thương mại.

10. Trần Đức Bình, (2015), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Đông Hà Nội, Đại học Thương mại.

11. Phạm Ngọc Ánh, (2016), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, Đại học Thương mại.

12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

13. Vietcombank – Chi nhánh Bắc Ninh (2017, 2018, 2019, 2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh chi nhánh Bắc Ninh, Báo cáo tài chính CN Bắc Ninh, Báo cáo tín dụng, Bắc Ninh.

14. Vietcombank (2014), Quyết định số 418/QĐ-HĐQT-CSTD Ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB, Hà Nội.

15. Vietcombank (2015), Quyết định số 772/QĐ-VCB-CSBL Ban hành gói sản phẩm Cho vay mua ô tô, Hà Nội.

16. Vietcombank (2017), Quyết định số 298/QĐ-VCB-CSTD về cho vay đối với KHCN, Hà Nội.

17. Vietcombank (2018), Quyết định 283/QĐ-VCB.CSSPBL về Ban hành sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm bằng tài sản dành cho khách hàng cá nhân, Hà Nội.

18. Vietcombank (2018), Quyết định số 1864/QĐ-VCB.CSSPBL Ban hành gói sản phẩm Cho vay mua, xây sửa nhà đất dành cho Khách hàng cá nhân, Hà Nội.

19. Vietcombank (2018), Quyết định số 332QĐ-VCB.CSSPBL Ban hành gói sản phẩm Cho vay mua nhà dự án, Hà Nội.

20. Vietcombank (2020), Quyết định số 1150/QĐ-VCB-CSSPBL Ban hành quy định về sản phẩm cho vay kinh doanh tài lộc cho Khách hàng cá nhân, Hà Nội.

21. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2009), Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, NXB Thống Kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)