Nọi dung quản l hoạt động kinh doanh bất đọng sản trên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG KINH DOANH bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Nọi dung quản l hoạt động kinh doanh bất đọng sản trên địa bàn cấp tỉnh

cấp tỉnh

1.2.1. Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạn pháp luật quản lý kinh doanh bất động sản.

Văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh BĐS thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luật kinh doanh BĐS phải quán triệt các quan điểm của Đảng về phát triển thị trường bất động sản ở nước ta theo hướng: Chủ động phát triển vững chắc thị trường bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; chăm lo giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng và đầu tư kinh doanh BĐS theo hướng dẫn và quản lý của Nhà nước; từng bước mở thị trường BĐS cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư.

Pháp luật kinh doanh BĐS mặc dù có những tác động tích cực nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của TTBĐS, song điều này dường như là chưa đủ. Còn thiếu các quy định về việc xây dựng, lưu trữ, công bố hệ thống cơ sở thông tin dữ liệu về TTBĐS. Các nhà đầu tư kinh doanh BĐS gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các quy trình về trình tự thủ tục, giao đất, cho thuê đất, lập dự án đầu tư… Hơn nữa, tính khả thi của một số quy định của pháp luật kinh doanh BĐS còn thấp, các nhà đầu tư kinh doanh BĐS vẫn gặp phải tình trạng nhũng nhiễu khi thực hiện những thủ tục hành chính liên quan về đầu tư kinh doanh BĐS.

Pháp luật về kinh doanh BĐS có những đặc điểm đặc thù riêng so với hệ thống pháp luật kinh doanh các loại hàng hóa khác, điều này xuất phát từ bản chất của BĐS là đất đai và tài sản gắn liền với đất, với một quy định sở hữu toàn dân về đất đai, người dân chỉ được quyền sử dụng và sở hữu tài sản gắn với đất, những quy định hạn cế quyền của người sử dụng đã tạo nên những đặc thù của hệ thống pháp luật về kin doanh BĐS vì nhà nước có quyền định đoạt đối với mọi loại đất, với sự thay đổi của cơ chế kinh tế thì hoạt động kinh doanh BĐS đã được mở rộng, tạo điều kiện tối đa trên nhiều mặt từ tài chính, tin dụng, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã góp phần cho hoạt động kinh doanh BĐS phát triển, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách.

Trong pháp luật về kinh doanh BĐS vấn đề công khai minh bạch, thống nhất là hai yếu tố quan trọng để TTBĐS được hoạt động một cách trơn chu hiệu quả, đúng quy luật vận động. Có thể thấy với một đất nước đang trên đà phát triển còn rất nhiều thay đổi trong hướng đi nhưng những gì chúng ta đã làm được cũng rất tốt nhưng phải có một tầm nhìn xa và mới để có thể thích nghi với những biến động trên thế giới hay do nội tại.

Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có trách nhiệm phổ biến, thực hiện. Công khai, minh bạch thông tin theo quy định của Pháp luật và xây dựng hệ thống quản lý thông tin đồng bộ, hệ thống theo dõi về sở hữu BĐS và hệ thống chỉ số đánh giá TTBĐS thống nhất.

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG KINH DOANH bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w