Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 39 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.5. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của

một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An

1.5.1. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp củamột số địa phương một số địa phương

1.5.1.1. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng

Thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành TW, sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã đồng hành cùng doanh

29

nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư vào các KCN, KKT Hải Phòng.

Cũng trong 3 năm liên tục (từ 2016 đến 2018), thành phố chọn chủ đề năm là “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước - Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” nên trong lĩnh vực cải cách hành chính năm 2017, Hải Phòng đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố; chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2017 tăng 12 bậc, xếp thứ 9 toàn quốc.

Công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng được thành phố quan tâm đầu tư, đặc biệt là 3 năm trở lại đây một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông được hoàn thành đi vào sử dụng đã tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã nỗ lực phối hợp cùng Sở ngành, địa phương liên quan trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, gắn bó, đồng hành, chăm lo, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KKT.

Kết quả là thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KKT Hải Phòng trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần thực hiện chủ trương, mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV.

Cụ thể, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có bước phát triển đột phá, đạt 9,06 tỷ USD, bằng 73% lũy kế 25 năm, với 149 dự án cấp mới; thu hút vốn đầu tư trong nước (DI) đạt 70.560 tỷ đồng, bằng 72% tổng vốn đầu tư trong nước lũy kế đến nay, với 79 dự án cấp mới.

Song song với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong 3 năm trở lại đây đầu tư trong nước có bước phát triển đột phá. Từ năm 2013 đến nay, thu hút vốn đầu tư trong nước đạt 70.560 tỷ đồng chiếm trên 70% tổng vốn đầu tư lũy kế từ trước đến nay, với những dự án lớn.

Các dự án trong KCN, KKT đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, chiếm hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 70% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, góp phần tăng thu ngân sách, mở rộng thị

trường, tăng lượng hàng hóa qua cảng, nâng cao sức cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của nền kinh tế thành phố.

Đồng thời đã tạo việc làm cho trên 100.000 lao động địa phương và các tỉnh lân cận, với mức thu nhập trung bình khá, từng bước nâng cao trình độ quản lý, tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Tuy vậy, môi trường đầu tư của thành phố Hải Phòng cũng còn không ít thách thức như nhu cầu về mặt bằng sạch với diện tích lớn; các công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội tiện ích ngoài hàng rào KCN, KKT còn hạn chế; chất lượng nguồn lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư; việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại một số KCN, KKT chưa nghiêm…

1.5.1.2. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung. Trong những năm qua cùng với việc mở rộng đa dạng hóa các quan hệ hợp tác khi tế quốc tế, hoạt động thu hút vốn đầu tư trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng là một trong các địa phương thành lập khu công nghiệp (KCN) đầu tiên trên cả nước, khởi đầu là KCN Đà Nẵng (KCN An Đồn trước đây) với tổng diện tích ban đầu 303,2 ha. Đến năm 1995, phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Đà Nẵng với diện tích 680,3 ha.

Tính đến cuối năm 2020, quy hoạch các KCN giảm còn 723,5 ha (tỷ lệ lấp đầy 94,01%, trong đó có 2 KCN do thành phố đầu tư có tỷ lệ lấp đầy 100%), giải quyết hơn 74.000 lao động; năm 2020 các doanh nghiệp KCN đóng góp ngân sách thành phố hơn 7.000 tỷ đồng.

Để đạt được những thành tựu trên, UBND thành phố cùng với Ban Quản lý Khu công nghiệp Đà Nẵng đó có những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện và tăng cường môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

- Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC DaNang).

- Ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn như

công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm tin học…

- Hình thành các trung tâm thương mại, phát triển dịch vụ cảng biển và sân bay, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư…

31

- Đa dạng hóa các loại hình du lịch, xây dựng các khu du lịch ven biển, phát triển du lịch quốc tế song song với du lịch nội địa.

- Việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nức ngoài vào địa bàn thành phố được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng.

- Về đất đai, UBND thành phố tổ chức thực hiện và chịu chi phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất.

- Tạo mặt bằng từ KCN hiện có.

- Phía KCN, Ban quản lý liên tục cải thiện môi trường đầu tư trong phạm vi quản lý, từ việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai vị trí lô đất trống cần kêu gọi đầu tư cho đến thái độ ứng xử, làm việc của cán bộ, công chức.

- Thực hiện nguyên tắc “ưu đãi cái mà nhà đầu tư cần, chứ không phải chỉ ưu đãi cái

thành phố có”.

- Có chính sách ưu đãi và hỗ trợ thích đáng không chỉ ưu đãi về đất mà cần có hình thức đa dạng hơn, bám sát nhu cầu của nhà đầu tư để giải quyết ưu đãi và hỗ trợ phù hợp.

Tăng cường và cải thiện hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư: Đây là công tác cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị và cần có chương trình xúc tiến đầu tư khả thi hơn những hoạt động mà thành phố đã thực hiện trong những năm qua.

1.5.1.3. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Hà

Tĩnh

Thu hút vốn đầu tư vào cả nước và từng địa phương là một xu thế tất yếu và mạnh mẽ diễn ra trong nhiều năm qua. Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Mặc dầu đã đạt kết quả khả quan, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Ngay cả những dự án lớn, nhà đầu tư vẫn có thể bỏ cuộc. Để trở thành một điểm đến hấp dẫn tỉnh Hà Tĩnh đã có giải pháp mạnh, mang tính khác biệt và đột phá.

Tỉnh đã chủ động xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư, mở rộng các hoạt động đối ngoại, nhờ đó nhiều dự án quan trọng làm tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp phép.

Giải pháp được tỉnh Hà Tĩnh đề ra trong thu hút vốn đầu tư, là đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai. Cùng với đó, tỉnh Hà Tĩnh cũng hoàn thiện phần mềm công nghệ thông tin ứng dụng trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục trong lĩnh vực đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông để đưa

vào vận hành có hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhằm lấp đầy các khu công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng.

Trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, tại tỉnh Hà Tĩnh đã có tình trạng một số dự án có quy mô lớn việc thực hiện chậm hơn so với dự kiến do vướng các thủ tục về đầu tư. Trong khi đó, việc thu hút vốn đầu tư vào địa phương khó khăn, chưa đạt mục tiêu đề ra. Số lượng dự án và quy mô vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp. Nguyên nhân do tỉnh Hà Tĩnh là địa phương có nền kinh tế xuất phát điểm thấp; nguồn lực huy động cho thực hiện chính sách đầu tư khó khăn; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, lại là tỉnh đất rộng, người đông, nhưng lại ở xa các cực tăng trưởng của cả nước. Mặt khác, hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh chủ yếu đang tập trung vào các giai đoạn trước cấp phép đầu tư, các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư khi dự án triển khai và đi vào hoạt động còn hạn chế. Nhiều chương trình xúc tiến đầu tư được đề ra nhưng chưa cân đối được nguồn lực để thực hiện hoặc thực hiện chưa có hiệu quả.

Việc giám sát, đôn đốc và hỗ trợ triển khai dự án sau cấp phép chưa hiệu quả, nhiều nội dung vướng mắc, khó khăn của các dự án đầu tư liên quan đến nhiều ngành, địa phương chưa được nắm bắt kịp thời và chỉ đạo giải quyết hiệu quả. Tỉnh Hà Tĩnh cũng thiếu quỹ đất sạch để thu hút vốn đầu tư, thủ tục và thời gian rườm rà.

Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. Gắn với đó, tỉnh chú trọng thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các dự án phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của địa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có tác động thúc đẩy phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w