Kế toán đâu tư tài chính

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán công: Phần 1 (Trang 44 - 54)

2.2.1. Kế toán khon đầu tư tài chính ngn hn và dài hn

2.2.1.1- Nguyên tắc hạch toán

1.1- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn và dài hạn (kể cả các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) từ các nguồn không phải do ngân sách cấp.

1.2- Đầu tư tài chính tại đơn vị HCSN bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn:

- Đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các loại chứng khoán có thời hạn thu hồi từ 12 tháng trở xuống (như tín phiếu Kho bạc, kỳ phiếu Ngân hàng,...) hoặc mua vào với

45

mục đích bán chứng khoán khi có lời (cổ phiếu, trái phiếu) để tăng thu nhập và các loại

đầu tư khác như góp vốn, góp tài sản vào các đơn vị khác có thời hạn thu hồi từ 12 tháng trở xuống với mục đích tăng thu nhập.

- Đầu tư tài chính dài hạn là việc mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên 12 tháng, hoặc góp vốn với đơn vị khác bằng tiền, hiện vật có thời hạn thu hồi trên 12 tháng và các hoạt động đầu tư khác mà thời gian thu hồi vốn vượt quá thời hạn 12 tháng.

1.3- Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản đầu tư tài chính của đơn vị theo giá mua thực tế từng loại chứng khoán, theo từng hình thức đầu tư và số vốn đã góp theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản đã thu hồi và theo dõi chi tiết ngắn hạn, dài hạn cho từng khoản đầu tư.

2.2.1.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 121- Đầu tư tài chính

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư mua vào;

- Số vốn đã góp vào đơn vị khác (bao gồm cả góp lần đầu và góp bổ sung); - Trị giá thực tế các khoản đầu tư tài chính khác.

Bên Có:

- Giá trị chứng khoán đầu tư bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán theo giá trị ghi sổ; - Số vốn góp đã thu hồi;

- Số thiệt hại do không thu hồi được vốn góp tính vào chi phí tài chính; - Giá trị các khoản đầu tư tài chính khác khi thu hồi theo giá trị ghi sổ.

Số dư bên Nợ:

- Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư do đơn vịđang nắm giữ; - Số vốn góp hiện còn cuối kỳ;

- Giá trị các khoản đầu tư khác hiện có.

2.2.1.3- Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

3.1- Đầu tư chứng khoán

a) Khi mua chứng khoán đầu tư, căn cứ vào giá mua chứng khoán và các chi phí phát sinh về thông tin, môi giới, giao dịch trong quá trình mua chứng khoán, kế toán ghi sổ

theo giá thực tế, gồm: Chi phí thực tế mua (giá mua cộng (+) Chi phí liên quan trực tiếp

đến việc mua chứng khoán), ghi: Nợ TK 121- Đầu tư tài chính

Có các TK 111, 112,...

b) Trường hợp đơn vị mua trái phiếu nhận lãi trước:

- Khi mua trái phiếu căn cứ vào chứng từ mua (gồm giá gốc mua và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua trái phiếu), ghi:

Nợ TK 121- Đầu tư tài chính (giá mua cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua trái phiếu)

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 338- Phải trả khác (3383) (số lãi nhận trước) Có các TK 111, 112,... (số tiền thực trả).

- Định kỳ, tính và phân bổ số lãi nhận trước theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi: Nợ TK 338- Phải trả khác (3383)

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

- Khi trái phiếu đến kỳđáo hạn được thanh toán, ghi: Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 121- Đầu tư tài chính.

c) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ: - Khi mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 121- Đầu tư tài chính (giá mua cộng (+) Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua trái phiếu)

Có các TK 111, 112,...

- Định kỳ tính lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (nếu nhận được bằng tiền), hoặc Nợ TK 138- Phải thu khác (1381) (nếu chưa thu tiền)

Có TK 515- Doanh thu tài chính. - Khi thanh toán trái phiếu đến hạn, ghi: Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 121- Đầu tư tài chính (số tiền gốc)

Có TK 515- Doanh thu tài chính (số lãi của kỳđáo hạn). d) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi 1 lần vào ngày đáo hạn: - Khi mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 121- Đầu tư tài chính (giá mua cộng (+) Các chi chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua trái phiếu)

Có các TK 111, 112,...

- Định kỳ, tính số lãi phải thu từng kỳ từđầu tư trái phiếu, ghi: Nợ TK 138- Phải thu khác (1381)

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

- Khi thanh toán trái phiếu đến kỳđáo hạn, ghi: Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 121- Đầu tư tài chính (số tiền gốc)

Có TK 515 - Doanh thu tài chính (số tiền lãi của kỳđáo hạn)

Có TK 138- Phải thu khác (1381) (tiền lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước nhận tiền vào kỳ này).

47

- Trường hợp bán chứng khoán có lãi, ghi: Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 121- Đầu tư tài chính

Có TK 515- Doanh thu tài chính (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị ghi sổ). - Trường hợp bán chứng khoán bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Nợ TK 615- Chi phí tài chính (chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá ghi sổ) Có TK 121- Đầu tư tài chính.

3.2- Hạch toán góp vốn

a) Khi dùng tiền để góp vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, căn cứ vào thực tế

góp vốn, ghi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 121- Đầu tư tài chính Có các TK 111, 112.

b) Khi góp vốn bằng tài sản cốđịnh:

- Trường hợp giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:

Nợ TK 121- Đầu tư tài chính (theo giá đánh giá lại của TSCĐ do hai bên thống nhất đánh giá)

Nợ TK 811- Chi phí khác (8118) (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế) Có các TK 211, 213 (nguyên giá).

- Trường hợp giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:

Nợ TK 121- Đầu tư tài chính (theo giá trị đánh giá lại của TSCĐ do 2 bên thống nhất

đánh giá)

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kể TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế) Có các TK 211, 213 (nguyên giá)

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118) (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).

c) Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia:

- Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền từđơn vị liên doanh, liên kết cho giai đoạn sau ngày đầu tư, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác

Có TK 515 - Doanh thu tài chính.

- Khi nhận được cổ tức, lợi nhuận của giai đoạn trước khi đầu tư ghi: Nợ các TK 112, 138

48

d) Trường hợp dùng thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp, kế toán ghi:

Nợ TK 121- Đầu tư tài chính

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

đ) Khi kết thúc hợp đồng góp vốn, khi đơn vị nhận lại vốn góp, ghi: - Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,... Có TK 121 - Đầu tư tài chính

Có TK 515- Doanh thu tài chính (số chênh lệch giữa giá trị vốn góp được thu hồi lớn hơn giá trị vốn góp ban đầu).

- Trường hợp bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,...

Nợ TK 615- Chi phí tài chính (số chênh lệch giữa giá trị vốn góp được thu hồi nhỏ hơn giá trị vốn góp ban đầu)

Có TK 121- Đầu tư tài chính.

e) Trường hợp đơn vị thanh lý, nhượng lại vốn góp cho các bên khác: - Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 515- Doanh thu tài chính (số chênh lệch giữa giá gốc khoản vốn góp nhỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hơn giá nhượng lại)

Có TK 121- Đầu tư tài chính. - Trường hợp bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Nợ TK 615- Chi phí tài chính (số chênh lệch giữa giá gốc khoản vốn góp lớn hơn giá nhượng lại)

Có TK 121 - Đầu tư tài chính.

- Chi phí thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư, ghi: Nợ TK 615- Chi phí tài chính

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112...

3.3- Đầu tư tài chính khác a) Gửi tiền có kỳ hạn:

- Khi chuyển tiền để gửi tiền có kỳ hạn vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng, ghi: Nợ TK 121- Đầu tư tài chính

Có các TK 111, 112,... - Định kỳ nhận lãi tiền gửi, ghi:

49

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

- Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước: + Khi xuất quỹđể gửi tiền có kỳ hạn, ghi: Nợ TK 121- Đầu tư tài chính

Có các TK 111, 112,... (số tiền thực gửi)

Có TK 338- Phải trả khác (3383) (số lãi nhận trước).

+ Định kỳ, kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 338- Phải trả khác (3383)

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

- Khi khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thu hồi, ghi: Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 121- Đầu tư tài chính.

- Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi sau:

+ Khi chuyển tiền để gửi tiền có kỳ hạn vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng, ghi: Nợ TK 121- Đầu tư tài chính

Có các TK 111, 112,...

+ Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo, ghi: Nợ TK 138- Phải thu khác (1381)

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

+ Khi thu hồi khoản tiền gửi có kỳ hạn đến ngày đáo hạn, ghi: Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 121-Đầu tư tài chính

Có TK 138- Phải thu khác (1381) (tiền lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước nhận tiền vào kỳ này)

Có TK 515- Doanh thu tài chính (tiền lãi của kỳđáo hạn). b) Đầu tư tài chính khác:

- Khi chi tiền đểđầu tư khác, ghi: Nợ TK 121- Đầu tư tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có các TK 111, 112.

- Định kỳ ghi vào thu nhập theo số lãi phải thu hoặc thực thu từng kỳ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138

Có TK 515- Doanh thu tài chính.

- Khi thu hồi các khoản đầu tư tài chính khác, ghi: Nợ các TK 111, 112 (toàn bộ số tiền thu được)

50

Nợ TK 615- Chi phí tài chính (nếu lỗ)

Có TK 121- Đầu tư tài chính (giá gốc) Có TK 515- Doanh thu tài chính (nếu lãi).

2.2.2. Kế toán khon đầu tư liên doanh, liên kết

2.2.2.1- Các hình thức liên doanh, liên kêt

1.1- Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới:

Các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để mua tài sản giao cho pháp nhân mới quản lý, sử dụng tài sản theo quy định để đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

1.2- Hình thức liên doanh, liên kết không hình thành pháp nhân mới, gồm:

- Các bên tham gia liên doanh, liên kết tự quản lý, sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia doanh thu từ hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để mua tài sản cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng quản lý, sử dụng để mang lại lợi ích và chia sẻ rủi ro cho các bên tham gia.

2.2.2.2- Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

2.1- Trường hợp các bên tham gia liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới hạch toán như hướng dẫn TK 121- Đầu tư tài chính (đơn vị tự mở chi tiết TK 121 để theo dõi phần vốn góp liên doanh hình thành pháp nhân mới).

2.2- Trường hợp các bên tham gia liên doanh, liên kết tự quản lý, sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt

động và được chia doanh thu từ hoạt động liên doanh, liên kết:

* Bên được giao làm kế toán cho hoạt động liên doanh, liên kết:

a) Khi thu được tiền từ hoạt động liên doanh, liên kết, ghi: Nợ các TK 111, 112

Có TK 338- Phải trả khác.

b) Khi phát sinh chi phí của hoạt động liên doanh, liên kết, ghi: Nợ TK 138- Phải thu khác

Có các TK 111, 112.

c) Căn cứ Bảng phân bổ chi phí chung kèm theo các chứng từ gốc hợp pháp, phản ánh phần chi phí của hoạt động liên doanh, liên kết mà đơn vị phải gánh chịu, ghi:

Nợ các TK 154, 642

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 138- Phải thu khác.

d) Căn cứ Bảng phân bổ doanh thu chung kèm theo các chứng từ gốc hợp pháp phản ánh phần doanh thu mà đơn vịđược hưởng từ hoạt động liên doanh, liên kết, ghi:

51

Nợ TK 338-Phải trả khác

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (nếu có) Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đ) Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu được chia cho các bên tham gia liên doanh, liên kết, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác, ghi:

Nợ TK 338- Phải trả khác

Có TK 138- Phải thu khác.

e) Phản ánh số doanh thu còn lại (sau khi bù trừ số phải thu, phải trả) chuyển trả cho đơn vị tham gia liên doanh, liên kết, ghi:

Nợ TK 338- Phải trả khác Có các TK 111, 112.

* Bên tham gia liên doanh, liên kết (không làm kế toán hoạt động liên doanh, liên kết):

a) Căn cứ bảng phân bổ doanh thu của hoạt động liên doanh, liên kết do bên kế toán hoạt

động liên doanh, liên kết chuyển sang, ghi: Nợ TK 138- Phải thu khác

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (nếu có) Có TK 531 - Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ.

b) Căn cứ bảng phân bổ chi phí của hoạt động liên doanh, liên kết do bên kế toán hoạt

động liên doanh, liên kết chuyển sang, ghi: Nợ các TK 154, 642

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 338- Phải trả khác.

c) Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu được chia cho các bên tham gia liên doanh, liên kết, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác, ghi:

Nợ TK 338- Phải trả khác

Có TK 138- Phải thu khác

d) Khi nhận được doanh thu từ hoạt động liên doanh, liên kết (sau khi bù trừ số phải thu, phải trả), ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 138- Phải thu khác.

2.3- Các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để mua tài sản cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng quản lý, sử dụng để mang lại lợi ích và chia sẻ rủi ro cho các bên tham gia.

52

- Trường hợp bên tham gia liên doanh, liên kết chuyển giao quyền sở hữu TSCĐ cho bên nhận vốn góp:

+ Nhận vốn góp bằng tài sản, ghi: Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình

Có TK 338-Phải trả khác.

+ Nhận vốn góp bằng tiền để mua TSCĐ cho hoạt động liên doanh, liên kết, khi nhận vốn góp bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 338- Phải trả khác. Khi mua TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình Có các TK 111, 112.

- Trường hợp bên tham gia liên doanh, liên kết không chuyển giao quyền sở hữu TSCĐ

cho bên nhận vốn góp, ghi:

Nợ TK 002- Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tập hợp chi phí của hoạt động liên doanh, liên kết, ghi: Nợ các TK 154, 642

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112...

- Phân bổ chi phí cho bên tham gia liên doanh, liên kết, ghi:

Nợ TK 138- Phải thu khác (chi tiết bên tham gia liên doanh, liên kết)

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (trường hợp phân bổ chi phí thuế GTGT

đầu vào)

Có các TK 154, 642.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán công: Phần 1 (Trang 44 - 54)