Định hướng và mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 –

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG hạ TẦNG GIAO THÔNG từ NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH NGHỆ AN (Trang 83 - 87)

giao thông từ ngân sách nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 – 2025

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ Angiai đoạn 2020 – 2025 giai đoạn 2020 – 2025

* Định hướng

Một là, quy hoạch xây dựng HTGT phải gắn với quy hoạch GTVT và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch xây dựng HTGT phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường an ninh, quốc phòng của địa phương và khu vực.

Hai là, phát huy lợi thế của tỉnh, phát triển GTVT một cách thống nhất, đồng bộ giữa đường bộ, đường sông, đường sắt, trong đó coi trọng việc phát triển hệ thống giao thông nhằm đảm bảo sự liên hoàn, liên kết giữa các loại hình vận tải, tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt trong khu vực.

Ba là, coi trọng việc duy trì củng cố nâng cấp để tận dụng tối đa năng lực KCHT hiện có, chỉ xây dựng mới khi thực sự có nhu cầu. Tập trung phát triển hệ thống HTGT đối ngoại của tỉnh, nâng cấp cải tạo hệ thống đường tỉnh và các tuyến trục quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của các thị xã, thị trấn… và các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp của tỉnh.

Bốn là, phát huy nội lực, thực hiện các giải pháp để tạo nguồn vốn đầu tư trong nước phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư của trung ương và của nước ngoài dưới các hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp (FDI), các hình thức đối tác công - tư (BOT, BT), đổi đất lấy cơ sở hạ tầng...

Thứ nhất, tập trung cải tạo, nâng cấp 100% các tuyến đường tỉnh đạt cấp IV đồng bằng; xây dựng và nâng cấp các tuyến đường tỉnh

Thứ hai, tiếp tục chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường đô thị hiện có. Xây dựng mới các tuyến đường trục chính trong các khu đô thị mới theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng các tuyến đường vành đai kinh tế, tăng mật độ đường đô thị, từng bước xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nội thị theo tiêu chuẩn quy định.

Thứ ba, xây dựng mới một số tuyến đường kết nối với các tuyến quốc lộ, các tuyến trục chính, một số cầu vượt để kết nối, phục vụ dân sinh, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

Thứ tư, đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ cao tố chiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước. Ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông nhất là các tuyến giao thông chiến lược, tạo sự kết nối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Hoàn thành đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông thôn,... Đưa các công trình giao thông trọng điểm đã vào sử dụng. Sân bay Vinh được đầu tư nâng cấp nhiều hạng mục quan trọng. Hoàn thành nâng cấp luồng cho tàu 10.000 DWT đầy tải vào Cảng Cửa Lò; đưa vào khai thác Cảng xăng dầu DKC, cảng chuyên dùng Vissai. Hiện

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống giao thông thông minh phục vụ cho việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Xây dựng giao thông thông minh (ITS) đến năm 2025, Nghệ An cung cấp các dịch vụ cần thiết nhằm gia tăng tiện ích cho người dân khi tham gia giao thông, xây dựng một số giải pháp hướng đến giảm tỷ lệ tai nạn giao thông bền vững, hạn chế tối đa tình trạng ùn ứ giao thông tại khu vực đô thị, quản lý chặt chẽ phương tiện vận tải, giao thông công cộng, giao thông cá nhân theo hướng bền vững.

Thứ sáu, hoàn thiện toàn bộ các hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc hệ thống giao thông thông minh. Các bước xây dựng giao thông thông minh tỉnh Nghệ An gồm: Xây dựng khung và thí điểm một số nhiệm vụ quản lý giao thông cơ bản; giải quyết vướng mắc ưu tiên trong hoạt động giao thông vận tải; gia tăng tiện ích đối với một số hoạt động giao thông vận tải, hướng đến một số mục tiêu

phát triển giao thông bền vững; hoàn thiện hạ tầng giao thông thông minh một cách toàn diện, cung cấp các tiện ích theo nhu cầu của người dân.

Thứ bay, triển khai đề án xây dựng giao thông thông minh sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn 2019 – 2021; giai đoạn 2022 – 2023 và giai đoạn 2024 – 2025. Theo đó, trong giai đoạn 2019 – 2021, mục tiêu cụ thể được đặt ra là: Sẽ nâng cấp phòng điều hành giao thông đặt tại Sở GTVT và phòng giám sát trật tự an toàn giao thông tại phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh; lắp đặt bổ sung hệ thống thiết bị giám sát giao thông tại các nút giao thông trọng điểm trên địa bàn TP Vinh; hoàn thiện hạ tầng kết nối các thiết bị giám sát giao thông tới phòng điều hành giao thông và phòng giám sát trật tự an toàn giao thông; xây dựng thí điểm 01 trạm kiểm soát tải trọng xe tự động và kết nối 11 cân tải trọng hiện đại; kết nối và chia sẻ thông tin của các bộ cân kiểm tra tải trọng tại các trạm thu phí đường bộ, các trạm kiểm soát tải trọng xe hiện có trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầnggiao thông từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Nghệ An giao thông từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Nghệ An

Một là, phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các vùng thành thị, nông thôn và các địa phương trong tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực xây dựng HTGT nhằm phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống GTVT nói chung và HTGT nói riêng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.

Hai là, công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN phải xuyên suốt quá trình từ hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đến việc thực hiện các chương trình, dự án ĐTXD cụ thể:

Công tác lập quy hoạch cần phải đảm bảo cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phải được phân tích và có luận chứng đầy đủ, đảm bảo yêu cầu vừa có tính mềm

dẻo, linh hoạt vừa có tính bắt buộc và đặc biệt là phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau. Quy hoạch phải được triển khai thực hiện triệt để, đồng bộ từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến quy hoạch cụ thể ngành, lĩnh vực và phải được xem xét điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương từng thời kỳ.

Quá trình triển khai các dự án xây dựng HTGT từ NSNN phải được quản lý đồng bộ từ khâu lập chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu đến khâu tổ chức thực hiện dự án và nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng, khắc phục tình trạng cắt khúc, phân tán trong quản lý ĐTXD.

Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ nhất là các công nghệ mới được áp dụng trong thiết kế và thi công các công trình HTGT. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai; chú trọng việc bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai xây dựng HTGT.

Ba là, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng HTGT. Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các chủ thể trong hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN, nhất là các Chủ đầu tư, Ban QLDA với các nhà thầu xây lắp, tư vấn... Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa trong quản lý xây dựng HTGT, tăng cường vai trò của các cơ quan có liên quan trong việc giám sát hoạt động Xây dựng HTGT từ NSNN. Siết chặt kỷ cương, pháp luật, nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN về Xây dựng HTGT từ NSNN. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính bảo đảm quá trình xây dựng HTGT từ NSNN được thực hiện công khai, minh bạch, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Bốn là, quản lý hoạt động xây dựng HTGT phải phù hợp với từng loại nguồn vốn, các nguồn vốn khác nhau phải có cơ chế, quy trình quản lý khác nhau. Đặc biệt các dự án xây dựng HTGT từ NSNN phải được thực hiện phân công, phân cấp quản lý một cách hợp lý, chặt chẽ, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan QLNN trong hoạt động xây dựng HTGT

cần phải được tăng cường nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án cũng như tiến độ, chất lượng các công trình xây dựng.

Năm là, nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ quản lý xây dựng HTGT. Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực xây dựng HTGT cần chú ý đào tạo một cách toàn diện, cả về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ...; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo kế cận, cán bộ quản lý nhà nước về kiến thức, năng lực thực tế, nắm vững chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đảm bảo chất lượng tham mưu văn bản, hoạch định cơ chế chính sách...

Xây dựng cơ chế chính sách từng bước đảm bảo thu nhập, cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý gắn với chất lượng, năng suất làm việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật thích đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG hạ TẦNG GIAO THÔNG từ NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH NGHỆ AN (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w