thông từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước
Quản lý nhà nước (QLNN) là một quá trình phức tạp, đa dạng và là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu quản lý càng lớn, nội dung quản lý cảng tinh vi hiện đại, vì đối tượng tác động của nó là những khách thể phức tạp, đó là hệ thống các hành vi con người (có ý chí và tư duy độc lập), thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức của con người và các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động của đời sống xã hội mà nội dung bao trùm nhất là quản lý xã hội.
Như vậy QLNN là một dạng hoạt động của nhà nước, theo nghĩa rộng đó là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước từ lập pháp đến hành pháp và tư pháp; còn theo nghĩa hẹp đó là việc thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước. Dĩ nhiên, QLNN phải do các cơ quan QLNN tiến hành (hay chủ thể của QLNN là cơ quan nhà nước); song cũng cần nhấn mạnh rằng, hoạt động QLNN còn có thể do các chủ thể khác tiến hành như các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng hoặc nhân dân trực tiếp thực hiện nhưng được Nhà nước giao quyền, nhân danh trên cơ sở quyền lực nhà nước.
Đối tượng của QLNN có nhiều cách tiếp cận theo ngành và theo lĩnh vực. Trong mỗi ngành và lĩnh vực lại phân theo chuyên ngành sâu, lĩnh vực cụ thể. Trong phạm
vinghiên cứu của đề tài luận văn đối tượng nghiên cứu là QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.
Từ cách tiếp cận trên đây, có thể hiểu QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước từ là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền tới các đơn vị và cá nhân thực hiện quá trình đầu tư, thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm phát triển hạ tầng giao thông có hiệu quả trong điều kiện cụ thể.
1.2.1.2. Yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông
Yêu cầu QLNN về xây dựng HTGT là phải đảm bảo chi tiêu cho dự án theo kế hoạch ngân sách của dự án, hoàn thành không vượt quá kinh phí đã được duyệt ban đầu và tiết kiệm tối đa các khoản chi phí góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng cụ thể như sau:
Tiết kiệm và hiệu quả: QLNN về xây dựng HTGT từ ngân sách nhà nước là hoạt động phức tạp, do đó thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động này phải đảm bảo thực hiện một cách tiết kiệm (về thời gian, nguồn kinh phí, nhân lực) và phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tập trung, dân chủ: QLNN về xây dựng HTGT trên cơ sở nguyên tắc tập trung, dân chủ có sự bàn bạc, tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan liên quan, đảm bảo công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện.
Cần có sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: QLNN về xây dựng HTGT từ ngân sách nhà nước phải đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích, đảm bảo phát triển kinh tế
bền vững, phát triển kinh tế của khu vực, địa phương với vùng, với các ngành, đảm bảo môi trường, an ninh trật tự…
Quản lý nhà nước đối với hoạt động QLNN về xây dựng HTGT phải đảm bảo quản lý theo ngành (có sự quản lý theo ngành, lĩnh vực từ trên xuống) nhưng đồng thời cũng cần phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, khu vực.
Giảm thất thoát, lãng phí QLNN về xây dựng HTGT từ ngân sách nhà nước cần dụng hợp lý, tiết kiệm và khai thác có hiệu quả từng loại nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác. Đồng thời, quản lý gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng đầu tư và khai thác HTGT.
Đảm bảo chi đúng, chi đủ, theo quy định của nhà nước: Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng. QLNN về xây dựng HTGT từ ngân sách nhà nước phải đảm bảo chi đúng, chi đủ, theo quy định về vốn đầu tư cho quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình dự án theo đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt.