Hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về THU bảo HIỂM y tế TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN (Trang 55 - 73)

Hiện nay, mạng lưới GTVT trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường sắt và đường thủy, trong đó các phương tiện vận tải tập trung chủ yếu là trên các tuyến đường bộ. Hệ thống đường bộ có khả năng kết nối với hệ thống đường sắt và đường thủy nội địa. Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh hiện có tổng chiều dài hơn 18.119,3 km, bao gồm tuyến đường cao tốc, các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và hệ thống đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã).

Đường cao tốc: Đường cao tốc Bắc Nam qua địa bàn tỉnh Nghệ An có chiều dài 44,9 km được khởi công cuối tháng 12/2020 dự kiến đưa vào sử dụng từ tháng 4/ 2021 với quy mô 6 làn xe đã góp phần giảm tải cho tuyến QL.1A, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh [4].

Các tuyến Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 16 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 1.768km, trong đó có 727 km đừng bê tông nhựa chiếm 44%,

920km đường láng nhựa chiếm 55% và 19 km đường cấp phối chiếm 1%. (QL.1A; QL.7A; QL.48; QL.48B; QL.48C; QL.46; QL46B và đường HCM….) các tuyến đường cơ bản đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng trở lên, đáp ứng yêu cầu khai thác.[4].

Đường tỉnh, gồm 32 có tổng chiều dài 662km, trong đó 114,4km đường bê tông nhựa chiếm 17,2%; 542 km đường đá dăm và đá dăm láng nhựa chiếm 81,80%; 5,36 km đường bê tông xi măng chiếm 2,21%. Các tuyến đường cơ bản đáp ứng khả năng vận chuyển và kết nối các loại phương tiện vận tải.

Đường huyện, đường xã và đường đô thị: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các tuyến đường huyện và đường xã có tổng chiều dài 15.645 km, trong đó có 3.782 km đường huyện và 11.863 km đường xã: hầu hết đều được xây dựng đã lâu

với quy mô nhỏ, chủ yếu là cấp V và VI do đó nên khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải lớn phục vụ kết nối giữa các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp và các khu kinh tế là chưa cao.

Ngoài ra, hưởng ứng triển khai thực hiện “chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”, từ năm 2010 tới nay, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp được 10.160,4 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí là 13.071,17 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông của tỉnh Nghệ An hiện nay

Phân loại Đường cao tốc Đường Quốc lộ Đường tỉnh Đường huyện Đường xã Tổng cộng

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An

2.2.2.Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An

2.2.2.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch và kế hoạch xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

* Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông

Quy hoạch là sự sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ, vùng xác định. Quy hoạch tỉnh là quy hoạch về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, hệ thống đô thị, nông thôn, kết cấu

lại lao động xã hội hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh, do đó quy hoạch phải đi trước một bước, nhất là quy hoạch phát triển GTVT nói chung và HTGT nói riêng.

Những năm qua công tác quy hoạch xây dựng nói chung và quy hoạch phát triển HTGT tại tỉnh Nghệ An đã được các cấp, các ngành quân tâm xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đồ án quy hoạch phát triển HTGT đã kế thừa, bổ sung, cập nhật và tích hợp các quy hoạch có liên quan như quy hoạch phát triển GTVT, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển công nghiệp,... để đảm bảo cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để xây dựng chiến lược, quy hoạch xây dựng HTGT từ các nguồn vốn nói chung, vốn NSNN nói riêng. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch đầu tư đã được kế hoạch hóa thành các chương trình, dự án cụ thể. Công tác quy hoạch ĐTXD cũng có bước tiến đáng kể và ngày càng hoàn thiện, đã tập trung vào những công trình trọng điểm, cấp thiết nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh đã rà soát, trình phê duyệt và ban hành một số quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch liên quan đến HTGT như:

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015, làm căn cứ để triển khai xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực (Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Nghệ An đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2025; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch phát triển công nghiệp; Quy hoạch chi tiết các khu đô thị; quy hoạch chung xây dựng các thị trấn...). Trên cơ sở các quy hoạch ngành, lĩnh vực được duyệt, tỉnh Nghệ An đã tập trung bố trí các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng điểm. Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2009 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Đây là cơ sở để xây dựng hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An phù hợp với sự phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, quy hoạch cũng đưa ra các dự báo về nhu cầu vận tải và xác định các yêu cầu đặt ra trong thời gian tới. Là cơ sở để tăng cường công tác QLNN về xây dựng HTGT trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành GTVG trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển KT – XH của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Quyết định số 3953/QĐ – UBND ngày 17/8/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành “Đề án Phát triển hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, hình thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020”.

Hiện nay, Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, Luật này có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước, nhất là lĩnh vực quy hoạch. Do đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan rà soát các quy hoạch đã có hoặc đang xây dựng để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung,... phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch 2017.

Kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận án cũng phù hợp với những nhận định, đánh giá nêu trên về tiêu chí lập quy hoạch trong lĩnh vực GTVT, với 65/76 (85,5%) ý kiến đánh giá công tác lập quy hoạch đã được thực hiện kịp thời, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển GTVT của vùng, cả nước; 47/76 (61,8%) ý kiến đánh giá quy hoạch xây dựng HTGT thường xuyên được rà soát, điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó kết quả điều tra xã hội học của tác giả cho thấy, có 57/76 (75,0%) ý kiến cho rằng chất lượng các đồ án quy hoạch chưa cao; có 52/76 (68,4%) ý kiến cho rằng công tác thẩm định quy hoạch còn nhiều sai sót và 54/76 (71,1%) ý kiến đồng ý với nhận định công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn hạn chế (Phụ lục 1).

* Quản lý nhà nước về kế hoạch xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước

Kế hoạch là công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Kế hoạch xây dựng HTGT là một bộ phận trong kế hoạch đầu tư công của tỉnh, là tổng hợp các nhu cầu đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng HTGT.

Kế hoạch xây dựng HTGT tác động vào hoạt động xây dựng HTGT, từ bước chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Kế hoạch được xây dựng tốt, khả thi là một điều kiện tiên quyết để các cơ quan QLNN quản lý hiệu quả hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN.

Kế hoạch đầu tư công hàng năm và tình hình bố trí kế hoạch vốn – nguốn NSĐP gia đoạn 2016 - 2020 đã được UBND tỉnh Nghệ An trình HĐND cùng cấp thông qua sau đó phê duyệt và giao cho các cơ quan đơn vị thực hiện vào quý IV của năm trước, đảm bảo kịp thời, phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý NSNN. Việc phân bổ kế hoạch đầu tư công hàng năm, trung hạn của tỉnh Nghệ An phải đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí như sau:

Thứ nhất, phải phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển HTGT 5 năm, hàng năm của tỉnh và phải tập trung cho các dự án thực hiện các Nghị quyết chuyên đề thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX; Chương trình xây dựng nông thôn mới,...

Thứ hai, việc phân bổ phải đảm bảo đảm các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; Bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải.

Thứ ba, bố trí vốn còn thiếu cho những dự án do UBND huyện/ thành phố làm chủ đầu tư được hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh để hoàn thành các dự án đúng tiến độ.

Thứ tư, thứ tự ưu tiên trong phân bổ kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân sách như sau:

(1) Bố trí thanh toán nợ xây dựng cơ bản;

(2) Hoàn ứng trước ngân sách tỉnh;

(3) Bố trí vốn đối ứng ODA (phần ngân sách địa phương phải bố trí);

(4) Bố trí cho các dự án chuyển tiếp (đối với các dự án hoàn thành trong giai

đoạn 2016-2020, tiết kiệm 10% vốn đầu tư, bố trí 90% so với tổng mức đầu tư của dự án);

(5) Bố trí cho các dự án khởi công mới (các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc có quyết định đầu tư).

Ngoài ra, UBND tỉnh Nghệ An còn chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện/ thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện từng nội dung cụ thể của kế hoạch theo từng năm phải tuân thủ các nội dung sau:

Một là, chỉ bố trí vốn hàng năm cho các dự án thuộc danh mục các dự án trong kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được duyệt. Dự án khởi công mới phải có quyết định phê duyệt dự án đến ngày 31 tháng 10 năm trước kế hoạch.

Hai là, chỉ được thực hiện dự án trong phạm vi kế hoạch vốn trung hạn đã được bố trí. Rà soát quy mô các dự án chuyển tiếp, khởi công mới không được bố trí đủ vốn để phân kỳ đầu tư, xác định điểm dừng kỹ thuật phù hợp với mức vốn. Ưu tiên đầu tư các hạng mục công trình cần sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Chưa đầu tư các dự án, hạng mục chưa thật sự cấp bách để không phát sinh nợ công.

Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An, tác giả tổng hợp, xây dựng quy trình quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư xây dựng HTGT từ nguồn vốn ngân sách tỉnh tại tỉnh Nghệ An như sau:

UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về lập kế hoạch đầu tư xây dựng

HTGT

Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư xây dựng

HTGT thẩm định trình UBND tỉnh

UBND tỉnh xem xét, thảo luận trình HĐND tỉnh

HĐND tỉnh xem thông qua tại kỳ họp HĐND tỉnh

UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng

Các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện kế

hoạch đầu tư xây dựng HTGT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng HTGT

Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, kiểm tra, giám sát; định kỳ báo

cáo UBND tỉnh

Hình 2.1: Quy trình quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư đầu tư xây dựng HTGT từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Nghệ An (Nguồn: Kế hoạch đầu tư

Bảng 2.2: Kế hoạch đầu tư xây dựng HTGT trung hạn giai đoạn 2018-2020 ngành giao thông vận tải tỉnh Nghệ An

Đơn vị: Triệu đồng

TT Danh mục

Nguồn vốn cân đối ngân

1 sách địa phương

Nguồn thu để lại chưa đưa

2 vào cân đối NS

Nguồn vốn ngân sách

3 Trung ương

4 Vốn Trái phiếu chính phủ

Tổng cộng

(Nguồn: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của UBND tỉnh Nghệ An)

Kết quả điều tra xã hội học của tác giả cho thấy, có 68/76 (89,5%) ý kiến đánh giá việc lập kế hoạch đầu tư tuân thủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển GTVT của tỉnh. Việc lựa chọn các công trình HTGT trọng điểm, cấp thiết để ưu tiên đầu tư cũng được những người tham gia cuộc điều tra đánh giá cao với 65/76 (85,5%) ý kiến đồng ý.

Bên cạnh đó kết quả điều tra xã hội học của tác giả cho thấy, có 51/76 (67,1%) ý kiến đồng ý cho rằng công tác lập kế hoạch xây dựng HTGT từ NSNN chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có 55/76 (72,4%) ý kiến cho rằng công tác lập kế hoạch chưa tuân thủ đầy đủ các bước theo quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và tiến độ, chất lượng công tác lập kế hoạch chưa được đảm bảo với 48/76 (63,2%) ý kiến đồng ý (Phụ lục 1).

2.2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước của tỉnh Nghệ An

Việc quản lý xây dựng, đầu tư công nói chung và xây dựng HTGT đã được UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh Nghệ An.

Thứ nhất, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư... và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về đầu tư, xây dựng.

Thứ hai, thực hiện cụ thể hóa các quy định của Chính phủ và phân cấp quản lý cụ thể cho các cơ quan, đơn vị tại địa phương đảm bảo công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư như:

Xây dựng và đề xuất HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết số 11/2020/NQ- HĐND ngày 13/11/2020 về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Nghệ An.

Ban hành các quy định về quản lý đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và sửa đổi, bổ sung kịp thời theo các quy định của Chính phủ: Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 23/2017/QĐ – UBND ngày 20 /1/2017 về phân công, phân cấp trách nhiệm QLNN về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ban hành các Quy định về lập, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm căn cứ để các cơ quan QLNN, Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, xây lắp thực

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về THU bảo HIỂM y tế TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN (Trang 55 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w