Kế toán quản trị chi phí

Một phần của tài liệu 00fbd578-4cc5-4003-930e-6200248fba1c (Trang 79)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Kế toán quản trị chi phí

Về phân loại chi phí: Các phương pháp phân loại chi phí phần lớn lệ thuộc theo cách phân loại trong kế toán tài chính, các phương pháp phân loại đặc trưng của kế toán quản trị như phân loại chi phí thành định phí, biến phí, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được,… chưa được áp dụng. Chi tiêu giá vốn hàng bán không được theo dõi chi tiết theo nội dung kinh tế mà là chi tiết theo mặt hàng. Chi tiêu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác không được theo dõi chi tiết.

Về dự toán chi phí: Việc lập dự toán đơn giản mang tính kế hoạch, được lập dưới dạng kế hoạch năm, dự kiến chi phí xảy ra trong tương lai và làm thước đo mức độ hoàn thành kế hoạch. Phương pháp lập dự toán trên cơ sở chi phí năm hoặc kỳ hiện tại cộng với chi phí tăng/giảm do sự biến động của các yếu tố chi phí trong tương lai như tăng, giảm lượng hàng bán, số lượng nhân viên,…

Về phân tích chi phí, lập báo cáo: chưa mang tính thường xuyên, chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản lý. Các báo cáo chỉ được lập khi nhà quản trị khó khăn trong việc ra quyết định, hơn nữa hiểu biết về kế toán quản trị còn hạn chế vì vậy báo cáo được lập chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và dễ hiểu. Báo cáo phân tích tại công ty được thể hiện qua biểu:

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Tháng 6 năm 2016

Nội dung Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch

1.Giá vốn hàng bán 14.242.876.700 14.141.076.160 - 101.800.540 2.Chi phí bán hàng 800.975.060 762.836.485 - 38.138.575 3.Chi phí quản lý doanh nghiệp 487.903.000 324.735.489 - 163.167.511

4.Chi phí tài chính -

2.3.4. Kế toán quản trị kết quả kinh doanh

Tại Công ty TNHH Minh Hải, các nhà quản trị mới chỉ quan tâm đến chỉ tiêu doanh số bán hàng, chi phí phát sinh, chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó. Dự toán kết quả kinh doanh căn cứ vào dự toán doanh thu và dự toán chi phí. Mỗi phương án dự toán về doanh thu, chi phí khác nhau sẽ tạo ra kết quả kinh doanh kế hoạch tương ứng. Kết quả kinh doanh kế hoạch thể hiện mục tiêu mà Công ty mong muốn và cố gắng thực hiện.

Kết quả sản xuất kinh doanh cũng mới chỉ được quan tâm dưới góc độ lợi nhuận gộp về bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế mà chưa sử dụng các tỷ suất để phân tích hiệu suất hoạt động trong kinh doanh: Tỷ suất chi phí/giá bán, tỷ suất lợi nhuận/giá bán, tỷ suất lợi nhuận/giá bán, tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư,...

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2, luận văn đã đề cập đến những vấn đề về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Minh Hải. Tác giả đã khảo sát và trình bày quá trình hình thành, phát triển của công ty TNHH Minh Hải. Đồng thời luận văn cũng cho thấy đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Minh Hải. Đặc biệt luận văn đã trình bày thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công công ty dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Số liệu được trình bày trong luận văn là của quý 2 năm 2016, do phòng kế toán tài chính công ty TNHH Minh Hải cung cấp.

CHƢƠNG 3

CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

TNHH MINH HẢI

3.1. Các kết luận về đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Minh Hải

3.1.1. Ưu điểm

Công ty TNHH Minh Hải kinh doanh đa dạng các loại mặt hàng, thị trường tương đối rộng lớn nằm rải rác trên địa bàn Hải Dương và các tỉnh lân cận. Đó quả là một thị trường có tiềm năng lớn tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn duy trì các bạn hàng truyền thống, đồng thời luôn tìm kiếm các đối tác mới, mạng lưới tiêu thụ ổn định, khách hàng ngày một đông.

Với đội ngũ lãnh đạo năng động, khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường nhạy bén, cơ cấu tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Giám đốc hàng năm vẫn xây dựng kế hoạch đề ra phương hướng, mục tiêu phấn đấu cụ thể, đồng thời có những chính sách phù hợp, kịp thời đảm bảo hoạt động kinh doanh thuận lợi.

Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế thì phương thức kinh doanh và công tác quản lý của doanh nghiệp cũng có những thay đổi để phù hợp với cơ chế mới. Sự chuyển đổi đó giúp cho doanh nghiệp không ngừng phát triển. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở doanh nghiệp cho thấy: tổ chức kế toán đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra, đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận có liên quan cũng như giữa các nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu. Tổ chức kế toán ở doanh nghiệp hiện nay tương đối hợp lý với điều kiện thực tế ở doanh nghiệp.

Với mạng lưới kinh doanh gồm nhiều đại lý khắp trên địa bàn, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán tương đối phù hợp cho tất cả các đơn vị trực thuộc. Tạo điều kiện cho việc tăng cường kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán với hoạt động kinh

tế, tài chính phát sinh ở các đơn vị trực thuộc để từ đó công ty có thể đưa ra những quyết định chính xác kịp thời khi có khó khăn xảy ra, tránh được tình trạng quan liêu.

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Minh Hải được tiến hành tương đối hoàn chỉnh.

*Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu

Các chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ.

Các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu của bộ tài chính ban hành, những thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi đầy đủ, chính xác vào chứng từ.

Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời.

Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, trình tự thời gian trước khi đưa vào lưu trữ.

* Đối với công tác hạch toán tổng hợp

Công ty đã áp dụng đầy đủ chế độ tài chính, kế toán của bộ tài chính ban hành. Để phù hợp với tình hình và đặc điểm của công ty, kế toán đã mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ánh một cách chi tiết, cụ thể hơn tình hình biến động của các loại tài sản của công ty và giúp cho kế toán thuận tiện hơn cho việc ghi chép một cách đơn giản, rõ ràng và mang tính thuyết phục, giảm nhẹ được phần nào khối lượng công việc kế toán, tránh được sự chồng chéo trong công việc ghi chép kế toán.

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho là hợp lý, vì Công ty TNHH Minh Hải là công ty kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan chủ yếu đến hàng hoá, do đó không thể định kỳ mới kiểm tra hạch toán.

* Đối với hệ thống sổ sách sử dụng

Công ty đã sử dụng cả hai loại sổ là: Sổ tổng hợp và sổ chi tiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Trong việc tổ chức hệ thống sổ sách, kế toán doanh nghiệp đã áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với lao động kế toán và tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa công tác kế toán. Tổ chức hệ thống sổ sách và luân chuyên sổ kế toán hợp lý, khoa học trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.

Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức có sự phân công phân nhiệm rõ ràng. Cán bộ phòng kế toán đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình được bố trí công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của từng người, không những thế cán bộ kế toán Công ty còn không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao.

- Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán: việc xây dựng hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản của Công ty được vận dụng đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Chứng từ được tổ chức hợp lý, ghi chép đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sổ sách của Công ty được tổ chức chặt chẽ, thuận tiện cho quá trình ghi chép và lập Báo cáo tài chính. Về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng, nhằm đảm bảo cho việc hạch toán doanh thu bán các hàng hóa và giá vốn hàng hóa bán ra và những chi phí để phục vụ cho viếc bán hàng được cụ thể, kế toán đã tổ chức hệ thống sổ chi tiết theo từng mặt hàng. Điều này đã giúp cho ban lãnh đạo Công ty nắm bắt được nhu cầu của thị Trường và hiệu quả kinh doanh của từng loại thành phẩm để từ đó có quyết định hợp lý về tổ chức sản xuất cũng như đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Về công tác theo dõi công nợ: kế toán tiêu thụ quản lý chặt chẽ lượng tiêu thụ và các khoản phải thu khách hàng. Có sự phối hợp và đối chiếu giữa kế toán tiêu thụ và kế toán theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. Các khoản phải thu được quản lý chi tiết, chặt chẽ theo từng khách hàng

- Về xác định kết quả tiêu thụ: việc xác định kết quả tiêu thụ của Công ty được tiến hành vào cuối mỗi tháng một cách chính xác và kịp thời. Các khoản chi chi phí quản lý kinh doanh được theo dõi đảm bảo cho các khoản chi hợp lý và tiết kiệm.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Những hạn chế của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty dưới góc độ kế toán tài chính.

a. Những hạn chế về kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu: - Về các khoản chiết khấu thương mại:: khoản chiết khấu thương mại đối với khách hàng giao dịch nhiều lần đạt số lượng lớn của công ty được trừ luôn trên hóa đơn cuối cùng, không theo dõi qua tài khoản 5211 “ chiết khấu thương mại” là chưa hợp lý. Trong trường hợp này, khi lập hóa đơn cuối cùng có thể hiện khoản chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng. Vì vậy, cần thiết kế toán phải theo dõi khoản chiết khấu này qua tài khoản 5211 để tránh sai sót trong quá trinh xử lý số liệu.

-Kế toán hàng bán trả lại: liên quan đến chính sách đổi hàng với khách lẻ của công ty. Khi bán lẻ, hàng bị lỗi công ty không ghi nhận hàng bán trả lại mà đổi hàng cho khách, nhưng kế toán không tiến hành hạch toán các tài khoản có liên quan, không điều chính số liệu kế toán dẫn đến sai số liệu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

- Kế toán doanh thu và thu nhập khác:

Hàng tháng, kế toán không tiến hành ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính từ các khoản cho vay, các khoản tiền gửi tiết kiệm mà chỉ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính khi nhận tiền lãi (như vậy đối với các khoản lãi trả sau, trả trước kế toán đều tiến hành ghi nhận ở thời điểm nhận tiền lãi). Đồng thời kế toán cũng không ghi nhận các khoản thu nhập khác khi chưa thực thu tiền. Việc hạch toán như vậy đã vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh thu, thu nhập không được ghi nhận ở thời điểm phát sinh mà được ghi nhận tại thời điểm thực thu tiền.

b. Những hạn chế về kế toán dự phòng tổn thất tài sản và kế toán giá vốn hàng bán:

- Về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Hiện nay hàng hóa nội thất đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã, khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Đồng thời với đó là công nghệ ngày càng tiên tiến, sản phẩm luôn được cải tiến phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Do việc đáp ứng nhu cầu thị

trường của công ty có giới hạn nên giá trị hàng tồn kho ứ đọng tại công ty mỗi năm là khá lớn.Ví dụ đến cuối năm 2015 giá trị hàng tồn kho chưa tiêu thụ và trả lại lên đến 807.990.000 đồng là một con số tương đối lớn.Vì vậy việc trích lập dự phòng hàng tồn kho tại công ty TNHH Minh Hải là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay công ty không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, công ty có thể gặp rủi ro khi không trích lập dự phòng. Công ty cần thiết phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.

- Về kế toán dự phòng phải thu khó đòi:

Đa số khách hàng của doanh nghiệp là khách hàng quen thuộc nhưng lại thanh toán chậm dẫn đến tình trạng tồn đọng vốn. Vốn kinh doanh bị ứ đọng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay lưu động hấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, doanh nghiệp có thể mất đi cơ hội kinh doanh. Hàng năm công ty phải chịu một khoản tổn thất phát sinh từ các khoản nợ phải thu khó đòi này. Vì doanh nghiệp chưa quan tâm đến chính sách thu hồi công nợ và chưa tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi nên không lường trước được những rủi ro trong kinh doanh. Điều đó đã làm sai nguyên tắc thận trọng của kế toán, dễ gây đột biến chi phí dẫn đến sai lệch về xác định kết quả kinh doanh của kỳ đó.

c. Hạn chế về kế toán xác định kết quả kinh doanh

+ Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh: Tại doanh nghiệp chưa tiến hành mở sổ chi tiết để theo dõi, hạch toán kết quả kinh doanh cho từng bộ phận và cho từng loại hình kinh doanh. Điều này sẽ gây khó khăn cho kế toán cho việc cung cấp số liệu cho các nhà quản trị và ảnh hưởng tới những quyết định của ban lãnh đạo công ty trong việc điều hành, ra quyết định. Ngoài ra, các báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được lập theo quý, năm tài chính nên việc xác định kết quả kinh doanh còn chậm, nhiều khi thường ước tính kết quả kinh doanh để phục vụ công tác báo cáo quản trị và ra các quyết định bán hàng.

3.1.2.2. Những hạn chế của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty dưới góc độ kế toán quản trị

- Việc tổ chức công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị theo mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, hệ thống này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí cho công ty, kế toán quản trị kế thừa được những nội dung của kế toán tài chính đã tồn tại trong hệ thống kế toán hiện hành. Tuy nhiên, với bộ máy kế toán này thì mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính, việc vận dụng kế toán quản trị còn hạn chế, tự phát, thiếu đồng bộ và chưa

Một phần của tài liệu 00fbd578-4cc5-4003-930e-6200248fba1c (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w