Tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh thương mại điện tử: Phần 1 (Trang 48 - 50)

Hiểu được mối quan hệ giữa cơ hội và ý tưởng là rất quan trọng. Ý tưởng là một ý nghĩ, một cảm tưởng hay một ý niệm. Nó có thể hoặc không thể thỏa mãn tiêu chuẩn của một cơ hội. đây là một điểm then chốt bởi vì như đã nói nhiều doanh nghiệp thất bại không phải vì nó hoạt động không tốt, mà chủ yếu là do nó không có một cơ hội thực sự để bắt đầu.

Trước khi trở nên hứng thú với một ý tưởng kinh doanh, thì điều quan trọng là phải hiểu được liệu ý tưởng đó có đáp ứng được nhu cầu và thỏa mãn được tiêu chuẩn của một cơ hội hay không. Khi nó không thỏa mãn thì nó sẽ dẫn đến một kết quả đáng thất vọng.

Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng bao gồm có cơ hội kinh doanh và có nguồn lực, kỹ năng để tận dụng cơ hội. Bất cứ người nào cũng có thể thực hiện được công việc khởi sự kinh doanh miễn là anh ta có ý tưởng và cơ hội để kinh doanh.

Ý tưởng kinh doanh thỏa mãn tiêu chuẩn khi:

§ Hấp dẫn với khách hàng

§ Tạo ra hay gia tăng giá trị bằng cách giải quyết một vấn đề có ý nghĩa, hay đáp ứng một nhu cầu hay mong muốn mà vì nó mà người ta sẵn sàng chi trả một khoản tiền cao hơn.

§ Có một thị trường rộng lớn

§ Phù hợp với môi trường kinh doanh

49 Để một ý tưởng kinh doanh có được những đặc tính này, thì “cánh cửa cơ hội” phải mở và mở đủ lâu. Hơn nữa, việc gia nhập vào một thị trường với những đặc điểm thích hợp là một việc khả thi, và nhóm quản lý có thể làm được điều này. Công việc làm ăn mới phải hoặc có thể đạt được lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng, các thông số kinh tế của doanh nghiệp phải đủ tốt để đạt được mức lợi nhuận cao và có tiềm năng tăng trưởng.

2.4.2. Các bước đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh

Bảng 1.4.giúp các nhà khởi sự kinh doanh đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh thích hợp. Các bước cần tiến hành bao gồm:

Ø Bước 1: Liệt kê các ý tưởng kinh doanh

Ở cột thứ 2 bên trái, liệt kê các ý tưởng kinh doanh theo mức độ bạn quan tâm. Sắp xếp các ý tưởng theo thứ tự ưu tiên. Đặt ý tưởng bạn quan tâm nhất lên đầu, tiếp theo là các ý tưởng ít quan tâm hơn.

Ø Bước 2: Đánh giá các ý tưởng kinh doanh

Người khởi sự có thể đánh giá bằng phương pháp cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được nêu trong bảng. Trong đó: điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có gì, là 2 nếu ở mức dưới trung bình, là 4 nếu ở mức trung bình, là 6 nếu ở mức trên trung bình.

Ø Bước 3: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh

Bước cuối cùng là tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể đưa vào triển khai trong thực tế. Sau khi đã xác định điểm cho từng ý tưởng kinh doanh, người khởi sự có thể khoanh vùng và loại bỏ những ý tưởng kinh doanh không phù hợp. Với thang điểm như trên, tiêu chuẩn để loại bỏ các ý tưởng không phù hợp như sau:

- Loại bỏ các ý tưởng có tổng số điểm nhỏ hơn 28

- Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt điểm 4 ở từng tiêu chí

Sau quá trình loại bỏ này sẽ chỉ còn một số ý tưởng có thể triển khai trong thực tế. Người khởi sự có thể cân nhắc để chọn một ý tưởng trong số các ý tưởng còn lại đó. Có thể lựa chọn ý tưởng có điểm số cao nhất hoặc ưu tiên cho ý tưởng có điểm 6 ở tiêu chí độc đáo. Nếu sau quá trình này không có ý tưởng nào được chọn thì người khởi sự phải nghiên cứu và đánh giá lại từ đầu.

Bảng 2.4. Bảng đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh

T T Ý tưởng Hấp dẫn và có giá trị với KH Tính độc đáo Khả năng thâm nhập TT Hiểu biết về ngành Kinh nghiệ m Kỹ năng Phù hợp với môi trường KD Cộng 1 2 3

50 …

Một phần của tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh thương mại điện tử: Phần 1 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)