M T SV NĐ TR IN KHAI HOT Đ NG KINHDOANH Ộ
Vốn vay Bạn bè và
3.2. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KINHDOANH
Sau khi doanh nghiệp được thành lập với đăng ký kinh doanh và mã số doanh nghiệp, những người khởi sự đã chính thức đảm nhiệm vị trí chủ thể của doanh nghiệp và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Đây là giai đoạn bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh thực sự với những khách hàng đầu tiên. Hàng loạt công việc triển khai kinh doanh đòi hỏi nhiều kiến thức và hiểu biết của người chủ doanh nghiệp. Những kiến thức cơ bản để có thể điều hành doanh nghiệp bao gồm: tổ chức sản xuất, marketing và bán hàng, quản trị nhân sự, tài chính kế toán… có thể được trang bị cho người chủ doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh dài hạn hoặc ngắn hạn (theo đó mỗi loại kiến thức này tương đương với một đến hai môn học trong chương trình đào tạo). Trong tài liệu này, chúng tôi liệt kê một số công việc cơ bản cần phải làm và những gợi ý có liên quan nhằm nhắc nhớ cho những người lần đầu tiên khởi sự doanh nghiệp, hoặc đơn giản là giúp cho họ liệt kê công việc để kiểm soát chúng hiệu quả hơn.
Bảng 3.6. Những công việc chính triển khai hoạt động kinh doanh Nhóm công việc Công việc cụ thể Những vấn đề liên quan Tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Xác định số lượng bộ phận chức năng (phòng / ban) của doanh nghiệp
Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và mối liên hệ giữa các bộ phận trong doanh
nghiệp.
Tổ chức nhân sự
Tổ chức nhóm quản trị: thành phần, thế mạnh và sự hợp tác, phân giao trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong nhóm
Tổ chức lực lượng nhân viên: Liệt kê các vị trí công việc cần tuyển; Lập bản mô tả công việc; Tuyển dụng; Đào tạo; Đánh giá đãi ngộ; Đảm bảo những điều kiện làm việc.
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu doanh Thiết kế các yếu tố cốt lõi (nền tảng của thương hiệu) Xác định và tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Xác định các đặc tính và liên kết thương hiệu
Xác định tính cách và niềm tin thương hiệu
Nhóm công việc Công việc cụ thể Những vấn đề liên quan nghiệp
Xây dựng yếu tố cảm xúc cho thương hiệu. Thiết kế các
yếu tố nhìn thấy được của hệ thống nhận diện thương hiệu
Đặt tên doanh nghiệp (tên giao dịch dưới góc độ thương hiệu)
Sáng tạo biểu trưng (logo)
Sáng tạo câu khẩu hiệu
Thiết kế các ứng dụng văn phòng, bao bì sản phẩm
Thiết kế các điểm đối thoại thương hiệu khác (trụ sở giao dịch, phương tiện vận chuyển…)
Đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu. Mua sắm trang thiết bị sản xuất và văn phòng Trang thiết bị sản xuất
Thuê hoặc mua trang thiết bị: giá, vận hành, công nghệ, khấu hao…
Trang thiết bị cho cửa hàng, trụ sở công ty
Bố trí các diện tích làm việc và giao dịch
Đảm bảo tính kinh thế và khả năng sản xuất đối với trang thiết bị phục vụ nhân viên.
Đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng và phù hợp với cách thức, quan niệm sử dụng của khách hàng.
Thiết lập các Mối quan hệ
Các mối quan hệ với nhà cung cấp
Phân tích các áp lực từ phía nhà cung cấp
Xác định các tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp
Tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp
Ký kết và theo đuổi những cam kết hợp tác. Các mối quan
hệ với khách hàng
Các hoạt động truyền thông ra mắt
Các chương trình khuyến mại, sự kiện đối với khách hàng mới
Thu thập và quản lý thông tin khách hàng. Tổ chức hoạt động kế toán và kiểm soát chi phí Tổ chức công tác kế toán Cập nhật sổ sách
Theo dõi các khoản thu chi
Theo dõi hàng hóa nhập – xuất kho Kiểm soát chi
phí
Xác định các nguyên tắc về chi phí
Theo dõi chi phí hàng ngày
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Theo dõi và nộp các khoản thuế
Thuế môn bài
Thuế Giá trị gia tăng (VAT)
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế sử dụng tài nguyên
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhóm công việc
Công việc cụ thể
Những vấn đề liên quan
Thuế thu nhập cá nhân Theo dõi, hạch
toán và nộp các khoản bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Bảo hiểm y tế cho nhân viên
Các khoản bảo hiểm bắt buộc khác nếu có
CÂU HỎI, BÀI TẬP CHƯƠNG 3
1. Hãy giải thích lý do vì sao cần lập kế hoạch hành động tạo lập doanh nghiệp? 2. Trình bày các nội dung chủ yếu của kế hoạch hành động tạo lập doanh nghiệp? 3. Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc mua lại doanh nghiệp đang hoạt động? 4. Trình bày những điểm cần chú ý khi mua lại doanh nghiệp?
5. Nêu khái niệm nhượng quyền thương mại? Trình bày về các hình thức nhượng quyền thương mại?
6. Trình bày những hình thức pháp lý của doanh nghiệp? 7. Trình bày những điểm cần lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp?
8. Trình bày những điểm cần lưu ý khi lựa chọn vị trí doanh nghiệp?
9. Trình bày về những nguồn vốn có thể huy động khi khởi sự kinh doanh? Phân tích ưu điểm và hạn chế của từng loại nguồn vốn đó?
10. Trình bày về các nội dung cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh? 11. Mô tả trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh?
12. Mô tả những công việc chính để triển khai hoạt động kinh doanh?