7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Trong rất nhiều các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tác động vào DN thì một số yếu tố điển hình sau đây chi phối mạnh mẽ đến đào tạo NNL của một tổ chức:
Một là Hệ thống GD&ĐT xã hội: Hệ thống GD&ĐT xã hội là một kênh cung cấp phần lớn lực lượng lao động cho DN. Hệ thống giáo dục với đặc thù đào tạo đa ngành, đa cấp như hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực, góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ cung cấp cho thị trường lao động. Cũng chắnh đội ngũ lao động này sẽ là lực lượng lao động chắnh trong các DN
và là động lực đưa DN đi lên phát triển. Sự tác động này có thể đi theo hai hướng. Hướng thứ nhất, đó là hệ thống GD&ĐT xã hội ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào của NNL trong DN từ đó tác động tới đào tạo. Hướng tác động thứ hai của hệ thống GD&ĐT xã hội đến đào tạo nhân lực trong DN đó là hệ thống giáo dục đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nhân lực của DN, đồng thời kéo theo hàng loạt sự tăng lên của các chi phắ cần chi cho công tác đào tạo NNL. Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ càng tiến bộ thì khoảng cách từ khoa học công nghệ đến sản xuất càng rút ngắn, sản xuất kinh doanh liên tục thay đổi, cơ cấu kinh tế của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi NNL có chất lượng cao mới đáp ứng được. Việc áp dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp lựa chọn chắnh sách sử dụng nhiều hay ắt lao động và đòi hỏi những điều kiện nhất định về lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy mô mà còn ảnh hưởng đến chất lượng NNL trong doanh nghiệp. Sự phát triển của giáo dục Ờ đào tạo: mức độ phát triển của giáo dục Ờ đào tạo có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng NNL trong doanh nghiệp, nó không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ người dân thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lắ thông tin kinh tế Ờ xă hội, thông tin khoa học. Mức độ phát triển của giáo dục Ờ đào tạo càng cao thì quy mô NNL chất lượng cao càng mở rộng, năng suất lao động càng cao. Các yếu tố kinh tế: Bao gồm sự tăng trưởng kinh tế nói chung và của mỗi địa phương nói riêng, thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả, lạm phát, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cá nhân, mức sống và tắch lũy của các tầng lớp dân cư,Ầ các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng NNL trong doanh nghiệp. Môi trường pháp lý: Bộ Luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động,Ầ là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ
giữa người lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển NNL. Bên cạnh đó, Chắnh phủ cũng hoạch định các chắnh sách tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển NNL cả về chất và lượng như: chắnh sách xã hội hóa giáo dục; chắnh sách phát triển các cõ sở giáo dục đào tọa chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chắnh sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; chắnh sách về y tế, chãm sóc sức khỏe người lao động, chắnh sách an toàn vệ sinh lao động,Ầ Các yếu tố chắnh trị: bao gồm các mục tiêu, đường lối chắnh trị đối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định. Về cơ bản, nền chắnh trị ở nước ta tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ắch của nhân dân. Sự gia nhập ASEAN, WTO,Ầ đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một NNL đủ mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập.
Hai là đối thủ cạnh tranh: Những DN có môi trường làm việc tốt, chắnh sách nhân sự tốt trong đó chú trọng chất và lượng của công tác đào tạo luôn thu hút được nguồn lao động hợp lý, chất lượng cao. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, NLĐ sẽ có xu hướng chuyển sang những DN khác mở ra cho họ cơ hội thăng tiến, học tập, đào tạo tốt hơn thậm chắ là đối thủ cạnh tranh của DN họ đang làm việc.
Sự phát triển của thị trường lao động: mở của kinh tế, toàn cầu hóa và hội nhập đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, cơ cấu việc làm cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh đó, sự phát triển của thị trường lao động như một yếu tố khách quan tác động đến việc nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp bởi thông tin lao động việc làm là toàn diện, sự cạnh tranh việc làm trở nên gay gắt nhằm thu hút lao động có chất lượng và số lượng phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Sự phát triển của y tế: hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe được đầu tư nâng cấp sẽ nâng cao tuổi thọ, sức khỏe cho dân cư cũng như NNL. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn dinh dưỡng, phòng bệnh tật,Ầ được quan tâm sẽ đảm bảo cho thế hệ tương lai có trắ lực và thể lực khỏe mạnh, nâng cao thể lực và tầm vóc trung bình của người dân Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nâng cao chất lượng NNL của toàn xã hội cũng như của doanh nghiệp nói riêng.
Môi trường xã hội, dân cư, tự nhiên bao gồm: truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, nghệ thuật ứng xử, các quy phạm tư tưởng và đạo đức, các hiện tượng và quy luật khắ hậu, thời tiết, thổ nhưỡng,Ầ của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư và quốc gia. Các yếu tố này tạo nên lối sống, văn hóa, môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động nói riêng. Nó góp phần hình thành và làm thay đổi không chỉ về số lượng mà cả về cơ cấu NNL, triết lắ, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.