Một số đặc điểm cơ bản về hệ thống kế toán

Một phần của tài liệu 5_DO NGOC DUNG (Trang 57 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Toàn Thắng

2.1.4. Một số đặc điểm cơ bản về hệ thống kế toán

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Toàn Thắng

Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: Công ty cổ phần Toàn Thắng

Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc tổ chức bộ máy kế toán toàn Công ty, tổ chức kế toán kinh doanh đảm bảo khoa học, tuân thủ Pháp luật và các chính sách, chế độ của Nhà nước. Tổ chức và thực hiện các công tác ghi sổ, lập báo cáo tài chính, tính lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên và lập

báo cáo nhanh theo yêu cầu của ban giám đốc Công ty, quyết toán thuế hàng kỳ với cơ quan thuế, tổ chức công tác lập duỵêt, luân chuyển và lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán. Hướng dẫn và phổ biến các chế độ tài chính kế toán hiện hành, các kỹ năng nghiệp vụ của từng phần hành kế toán mà các kế toán viên được phân công, đồng thời giám sát việc thực hiện. Trực tiếp đi giao dịch với ngân hàng, vay vốn, trả nợ theo từng hợp đồng tín dụng. Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch giá thành, kế hoạch sử dụng vốn. Tính toán giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của từng mặt hàng, từng lĩnh vực SXKD hoặc từng thời kỳ theo biến động của thị trường. Tham mưu cho Ban giám đốc công ty về công tác ký kết hợp đồng kinh tế, chiến lược phát triển SXKD nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, ổn định và phát triển Công ty. Theo dõi tình hình sản xuất, quản lý sản xuất. Theo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ phải thu, đối chiếu và thanh quyết toán công nợ phải trả. Phân tích hoạt động kinh tế, xác định từng khoản tiết kiệm hoặc lãng phí về vật tư, và các chi phí đầu vào khác, tính toán, cân đối, xác định tỷ lệ lợi nhuận đối với từng mặt hàng, từng khách hàng. Lập kế hoạch sản xuất, tham mưu cho Ban giám đốc Công ty các lĩnh vực khác.

Thủ quỹ: Quản lý, kiểm tra tính pháp lý, chính xác của các chứng từ thu chi để vào sổ, thường xuyên kiểm kê quỹ để đảm bảo sự khớp đúng giữa tiền mặt tại quỹ và trên sổ sách.

Kế toán thanh toán công nợ, ngân hàng: Kiểm soát toàn bộ hoạt động thu chi, theo dõi tình hình công nợ, tạm ứng, bồi thường vật chất, phải nộp ngân sách, lập các báo cáo công nợ gửi Giám đốc, Kế toán trưởng và các nghiệp vụ thanh toán với ngân hàng.

Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Tính toán tiền lương phải trả cho CBCNV. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tính phần trăm bảo hiểm cho công nhân viên, theo dõi tình hình tăng giảm số người đóng BHXH hàng tháng, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng từng trình tự đã xác định. Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,...Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và kế toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

Kế toán kho: Theo dõi chi tiết về hàng hoá, tình hình nhập xuất kho hàng hoá về mặt số lượng, giá trị. Định kỳ đối chiếu số lượng với thủ kho đảm bảo sự khớp đúng giữa số lượng của kế toán và bộ phận kho.

Kế toán kiểm soát chi nhánh và bán hàng: Theo dõi doanh thu bán hàng của công ty, kiểm tra, đối chiếu tình hình xuất – nhập – tồn của hàng hoá – vật tư tại công ty và các chi nhánh.

Kế toán thuế và tài sản cố định: Lập tờ khai thuế GTGT hàng quý gửi chi cục thuế, theo dõi tình hình đóng nộp thuế và chủ động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, theo dõi biến động tài sản cố định.

2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Toàn Thắng

Sơ đồ 2.6. Quy trình kế toán áp dụng tại Công ty

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tài khoản sử dụng liên quan đến kế toán chi phí và tính giá thành sản phấm:

TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: dùng để tập hợp chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu...phục vụ sản xuất sản phẩm.

TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: dùng để tập hợp các chi phí liên quan đến nhân công như tiền lương, lương phụ, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: dùng để tập hợp các chi phí sản xuất của từng phân xưởng như lương của nhân viên quản lý phân xưởng, các chi phí văn phòng của phân xưởng.

TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Dùng tập hợp chi phí. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Hình thức kế toán áp dụng: là hình thức nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi sổ theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Trong các năm nghiệp vụ phát sinh bẳng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc theo tỷ giá bình quan liên Ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại ngày kết thúc niên độ kế toán, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng, do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố cùng ngày.

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền. Thời điểm tính giá hàng xuất kho là cuối tháng.

Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.

Hiện tại, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán PMEFFECT phục vụ cho công tác kế toán. Đây là phần mềm mà doanh nghiệp đã thuê bên công ty thiết kế phần mềm nghiệp vụ thiết kế riêng nhằm mục đích thuận lợi hơn cho công tác kế toán của doanh nghiệp. Phần mềm này sử dụng hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Việt. Được cập nhật theo chế độ kế toán mới nhất ở Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện trong việc tính toán giá thành hàng hóa, sản phẩm của công ty. Với phần mềm này, người sử dụng chỉ cần cập nhật số liệu đầu vào phát sinh theo hệ thống chứng từ, máy tính sẽ tự động tính toán và đưa ra các sổ sách báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các báo cáo khi in đều có thể xuất sang các định dạng cơ bản như: word, excel,pdf,..; người dung có thể sửa báo cáo và thực hiện in báo cáo tùy vào tình hình thực tế.

Công ty lập và trình bảy báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam bao gồm 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối tài khoản; Bảng thuyết minh báo tài chính.

Một phần của tài liệu 5_DO NGOC DUNG (Trang 57 - 61)