Quy luật giá trị là một quy luật kinh tế căn bản của sản xuất hàng hoá, nó chi phối sản xuất và trao đổi hàng hoá
a) Nội dung, yêu cầu của qui luật giá trị
Theo qui luật giá trị, sản xuất và trao đổi phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết
+ Trong sản xuất: Người sản xuất phải làm sao cho chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội. Trong kinh tế hàng hóa mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất khác nhau do vậy mà hao phí lao động cá biệt cũng khác nhau nhưng khi trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội. Muốn bán được hàng, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải hạ được chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội.
28
+ Trong trao đổi: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá (đúng giá trị). Nếu bán cao hơn giá trị thì hàng hóa không bán được, không thu hồi vốn, bán thấp hơn giá trị sẽ thua lỗ, phá sản. (Lưu thông không tạo ra giá trị)
Cụ thể:
- Đối với một hàng hoá: Giá cả có thể lên xuống nhưng phải xoay quanh trục giá trị của hàng hoá.
- Đối với tổng hàng hoá trên phạm vi toàn xã hội:
Tổng Giá cả hàng hoá (sau khi bán) = Tổng Giá trị hàng hoá (trong sản xuất)
Phương thức vận động của qui luật giá trị: Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả, nếu hàng hóa có nhiều giá trị thì giá cả cao và ngược lại. Tuy nhiên giá cả hàng hóa trên thị trường còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố như cạnh tranh, cung cầu … Vì vậy giá cả lên xuống xoay xung quanh giá trị, đó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thế hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị.