Hàng hóa sức laođộng

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 2): Phần 1 (Trang 39 - 41)

Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, cần tìm trên thị trường một loại hàng hoá mà việc sử dụng nó có thế tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hoá đó là hàng hoá sức lao động.

a) Khái niệm sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

Trước hết, sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động.

Sức lao động là yếu tố quan trọng của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau đây:

2

36

Thứ nhất, người lao động phải là người được tự do về thân thế của mình, phải có khả năng chi phối sức lao động ấy và chỉ bán lao động đó trong một thời gian nhất định.

Thứ hai, người lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.

Sức lao động trở thành hàng hoá đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử

so với chế độ nô lệ và phong kiến. Sự bình đẳng về hình thức giữa người sở hữu sức lao động với người sở hữu tư bản che đậy bản chất của chủ nghĩa tư bản- chế độ được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa tư bản và lao động.

b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính, giống như hàng hoá khác, đó là: giá trị và giá trị sử dụng.

* Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.

Lƣợng giá trị các tƣ liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm:

+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống công nhân.

+ Chi phí đào tạo công nhân.

+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình công nhân. Tuy nhiên,giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.

Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền lương.

37

Giá trị của hàng hóa sức lao động chịu sự tác động của hai xu hướng đôí lập nhau.

Một là, giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng tăng do: Sản xuất càng phát triển nhu cầu về lao động phức tạp tăng. Nhu cầu tư liệu sinh hoạt tăng theo đà tiến bộ của lực lượng sản xuất.

Hai là, xu hướng giảm giá trị hàng hóa sức lao động: do năng suất lao động tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm.

* Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó.

Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động khác với các hang hóa thong thường. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình bày ở trên.

Hàng hóa sức lao động là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột.

Từ hai thuộc tính trên đây, ngưòi ta nói rằng: Sức lao động là một hàng hoá đặc biệt khác với các hàng hoá thông thường.

Kết luận: khái niệm tư bản là giá trị mang lại giá trị tăng thêm, giá trị tăng thêm được gọi là giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư do sức lao động của người công nhân tạo ra. Để hiểu được nguồn gốc và thực chất của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản và từ đó hiểu được bản chất của tư bản chúng ta phải nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 2): Phần 1 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)