hiện đánh giá tiềm năng của nhân viên thông qua trắc nghiệm tính cách, đánh giá của người quản lý trực tiếp để có hướng phát triển cho các cá nhân trong doanh nghiệp.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo NNL thông quaviệc nghiên cứu thực tế đối với nhân viên văn phòng. việc nghiên cứu thực tế đối với nhân viên văn phòng.
3.3.1. Hoàn thiện việc đánh giá chương trình đào tạo NNL sau khóa học của doanhnghiệp: nghiệp:
Đánh giá chương trình đào tạo là bước cuối cùng trong thực hiện chính sách đào tạo NNL. Bước này có tác dụng đo lường hiệu quả và lợi ích của chính sách đào tạo để rút kinh nghiệm cho đào tạo ở các giai đoạn sau. Để có thể đánh giá chính xác nhất kết quảthực hiện chính sách đào tạo có thể sử dụng các phương pháp sau để thu thập ý kiến của nhân viên:
- Sử dụng các bảng hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến phản ảnh của người tham gia khóa đào tạo hoặc sau khóa đào tạo để biết được cảm nhận và thải độ của họ vềcác phương diện đào tạo như: mục tiêu dào tạo có hợp lý không, nội dung đào tạo có thiết thực không, phương thức đào tạo có thích đáng không, phương pháp đào tạo có hiệu quả không, giáo viên dạy có hay không?...
- Trao dổi trực tiếp với các cán bộ quản lývề sự thay đổi hành vì và thái độ của người được đào tạo sau khóa đào tạo. Từ đó so sánh hiệu quả làm việc của người được đào tạo với người chưa được đào tạo.
- Để thu được thông tin mang tính toàn diện cho việc đánh giá hiệu quả công tác đạo tạo, có thể kết hợp các phương pháp trên với nhau phù hợp mỗi đối tượng đào tạo cụthểnhằm giúp việc cho đánh giá đạt hiệu quảcao nhất.
3.3.2. Lập và quản lý tốt nguồn kinh phí cho đào tạo và phát triển NNL:
Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay thì đào tạo cũng phải được chú trọng hơn để theo kịp tiến trình đó. Chính vì thế mà doanh nghiệp nên bổ dung nguồn kinh phí đào tạo bằng một số cách như: trích quỹ đào tạo va phát triển từ lợi nhuận doanh thu; bổ sung kinh phí đào tạo từ quỹ khen thưởng, phúc lợi hay khuyển khích cán bộ nhân viên cùng doanh nghiệp góp kinh phí để mở rộng các hình thức đào tạo sau đó công ty sẽ bù đắp lại cho họ bằng hình thức lương thưởng thông qua việc thực hiện công việc.
Để quản lý tốt và tiết kiệm chi phí đào tạo thì doanh nghiệp cần phải làm rõ các khoản chi sau:
- Chi phí đào tạo gồm lương giáo viên giảng dạy, phương tiện đào tạo, máy móc thiết bị….
- Chi phí cho học tập bao gồm: học phí, tài liệu, đi lại….. - Tiền lương phải trảcho người lao động trong quá trình đào tạo.
Với bất kỳ hình thức đào tạo ngắn hạn hay dài hạn cũng cần hoạch toán chi phí đầy đủ chính xác. Bộ phận được giao nhiệm vụ lập kế hoạch chi phí cho hoạt động đào tạo thì phải có sổ sách ghi chép, tính toán riêng cho các chi phí này. Việc quản lý tốt chi phí đào tạo sẽ kích thích người học tham gia các khóa đào tạo nhiều hơn.