1. Gắn các nút thực hiện lệnh trên Form
- Mở Form ở chế độ Design - Bật sáng nút Control Wizard
- Kích chọn nút Command Button vẽ trên nền Form - Chọn nhóm lệnh, chọn lệnh next
- Chọn:
...
Unbound Object Frame: Đối tượng OLE không phụ thuộc khung
Select Objects: lựa chọn đối tượng
Label: Tạo hộp gõ nhãn (chú thích)
Options Group: nhóm lựa chọn
Option Button: Nút lựa chọn - một trong nhiều.
Combo Box: Hộp cho phép chọn dữ liệu có sẵn
Comman Button: Nút thực hiện lệnh
Page Break: Ngắt trang
Subform/ SubReport: Form con
Rectangle: công cụ tạo hình hộp chữ nhật.
Control Wizard: bật/ tắt
Text Box: Hộp chứa dữ liệu
Toggle Buttons: nút thay đổi trạng thái bật/tắt.
Checkbox: Nút lựa chọn - nhiều trong nhiều.
List Box: Hộp liệt kê dữ liệu có sẵn
Image: chèn ảnh
Bound Unbound Object Frame: Đối tượng OLE phụ thuộc khung
Tab Control: Đặt nhiều trang chuyển đổi
Line
...
o Text : nếu muốn hiển thị dòng chữ trên nút lệnh o Picture: nếu muốn hiện tranh trên lệnh
- Chọn Finish.
2. Nhập dữ liệu dạng hình ảnh trên Form
- Nháy kép vào Form chứa trường hình ảnh
- Bấm phím phải chuột vào khung hình ảnh (khung trường OLE Object)
- Chọn Insert Object chọn Browse chọn vị trí chứa file ảnh chọn ảnh Insert.
3. Hoàn thiện việc nhập dữ liệu trên Form
Khi nhập dữ liệu trên Form, một số dữ liệu đã có trên các bảng, nếu muốn chọn và lấy dữ liệu từ các bảng đó mà không cần phải gõ trực tiếp ta có thể sử dụng List Box hoặc Combo Box để lấy dữ liệu từ bảng chọn. Cách làm như sau:
- Mở Form ở chế độ Design
- Chọn các trường muốn thay thế bấm Delete - Bật sáng Control Wizard
- Kích chọn nút List Box hoặc Combo Box vẽ vào vị trí thay thế trên nền Form
- Chọn Next chọn bảng chứa dữ liệu chọn các trường Next
- Mục Store the Value In this Field: chọn trường lưu trữ dữ liệu sau nhập Next
...BÀI 9: MAINFORM/SUBFORM VÀ SỬ DỤNG HÀM LỌC BÀI 9: MAINFORM/SUBFORM VÀ SỬ DỤNG HÀM LỌC
I. Tạo MainForm/ SubForm1. Mục đích 1. Mục đích
Dùng để nhập dữ liệu đồng thời cho nhiều bảng, truy vấn. Trong đó: + Mẫu biểu chính (Mainform) thể hiện thông tin của một bảng/ truy vấn + Mẫu biểu chính thể hiện thông tin của một bảng/ truy vấn khác có liên quan đến bản ghi đang xét trên mẫu biểu chính.
Ví dụ: Khi mẫu biểu chính đang trình bày họ tên của cán bộ thì mẫu biểu phụ thể hiện các ngoại ngữ mà người đó biết.
2. Quan hệ giữa mẫu biểu chính/ phụ:
Các bảng cần phải có quan hệ 1 - ∞
- Mẫu biểu chính thể hiện bảng/ truy vấn bên một - Mẫu biểu phụ thể hiện bảng/ truy vấn bên nhiều
Ví dụ: Có 3 bảng dữ liệu sau trong tệp Hosocanbo
- Bảng DSCB gồm các trường: Macb, Hoten, Namsinh, Quequan,…
- Bảng NGOAINGU gồm các trường: Macb, Tennn, Trinhdo
- Bảng CONGTRINHNC gồm các trường: Macb, Ten CTNC, Namth
Một cán bộ có thể biết nhiều ngoại ngữ và có thể có nhiều công trình nghiên cứu. Trong trường hợp này ta có thể tổ chức nhập dữ liệu cho 3 bảng với yêu cầu như sau: Khi đang xét một cán bộ trong bảng DSCB thì các thông tin của người đó trong các bảng NGOAINGU, CONGTRINHNC cũng được thể hiện.
3. Cách tạo
a. Thực hiện bằng Wizard
- Chọn Forms New Form Wizard
- Chọn bảng/truy vấn nguồn làm Mainform OK
- Chọn các trường nhờ các nút mũi tên
- Kích chuột vào hộp Tables/Queries chọn bảng/truy vấn nguồn làm
Subform
- Chọn Next chọn kiểu trình bày của Subform Next chọn kiểu nền Next
- Đặt tên cho Mainform/Subform
- Finish.
b. Thực hiện theo ý người sử dụng
- Tạo các Form chính/ phụ độc lập nhau
- Quy định dạng trình bày của mẫu biểu phụ (thường chọn dạng Datasheet) - Mở mẫu biểu chính ở chế độ Design
- Bấm phím F11 để hiện cửa sổ Database kéo mẫu biểu phụ thả vào nền của mẫu biểu chính
...
- Tạo liên kết giữa các mẫu biểu chính/ phụ
o Bấm đúp chuột vào mép của form phụ để xuất hiện bảng thuộc tính
Subform/ Subreport
o Tại dòng thuộc tính Link master field : ghi tên các trường liên kết của mẫu biểu chính
o Tại dòng thuộc tính Link child field: ghi tên các trường liên kết của mẫu biểu phụ.