3 Đề xuất Phương pháp giám sát Chỉ số SDG6 1 và Phương pháp tính toán
3.2.3 Ước tính thử nghiệm chỉ số SDG6.3.1 tại Việt Nam
(1) Nước thải sinh hoạt phát sinh
Theo phương pháp tính toán đề xuất ở mục 3.2.1 tạm tính chỉ số giám sát SDG như sau.
[Nước thải phát sinh] = [Dân số] x [Mức tiêu thụ nước (L/người/ngày)] Bảng 3-5 Ước tính Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
Khu vực Dân số Mức tiêu thụ nước Lượng nước thải phát
(L/người/ngày) sinh (m3/ngày)
Đô thị 31,067,500 150 4,660,125
Nông thôn 60,642,300 80 4,851,384
Tổng 91,709,800 - 9,511,509
Ghí chú: (1) Dữ liệu dân số lấy theo Niên giám Thống kê 2015 của GSO.
(2) Mức tiêu thụ nước lấy theo báo cáo dự án thí điểm của WHO tại Việt Nam
Bảng 3-1 Ước tính khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại TP. Hải Phòng
Area Population Daily water consumption Generated Wastewater per capita (L/cap/day) Amount (m3/day)
Urban area 832,200 150 124,830
Rural area 1148,600 80 91,888
Total 1.980,800 - 216,718
Note: (1) Population was confirmed by Statistical Department in Hai Phong City.
(2) Adopted daily water consumption per capita was from WHO pilot project report in Vietnam.
(2) Nước thải sinh hoạt được xử lý an toàn
Trong khảo sát này, nước thải đầu ra của các nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt động tại Việt Nam nhìn chung đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải. Công suất thiết kế của 39 hệ thống xử lý nước thải tập trung trên toàn Việt Nam là 907.950 m3/ngày. Đối với nước thải được xử lý bởi hệ thống xử lý tại chỗ, kết quả khảo sát cho thấy chất lượng nước thải chưa phù hợp. Do đó, tạm cho rằng lượng nước thải sinh hoạt được xử lý an toàn là 907.950 m3/ngày, khi 39 hệ thống xử lý nước thải tập trung được vận hành hết công suất. So sánh với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ước tính, tỷ lệ nước thải được xử lý an toàn xấp xỉ 10% lượng nước thải phát sinh. Giá trị thu thập trong khảo sát này bao gồm cả lượng nước thải thu gom bởi hệ thống cống bao. Tại Việt Nam, hệ thống cống bao hiện vẫn là hệ thống thu gom nước thải chính, và có thể coi là hệ thống góp phần xử lý an toàn nước thải sinh hoạt.
Trong số các hệ thống xử lý nước thải, Cảnh Đồi và Nam Viên là các NMXLNT có hệ thống riêng. Lượng nước thải được xử lý là 25.000 m3/ngày. Đối chiếu với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh dự kiến, tỷ lệ nước thải được xử lý an toàn xấp xỉ 0,3% lượng nước thải phát sinh.
TP. Hải Phòng dự kiến 36.000m3 nước thải một ngày đêm sẽ được xử lý qua nhà máy xử lý nước thải tập trung. Khi nhà máy đi vào hoạt động, lượng nước thải được xử lý an toàn ước tính như trong bảng sau:
Bảng 3-6 Ước tính lượng nước thải được xử lý an toàn (tạm tính)
Nội dung Lượng nước thải Tỷ lệ nước thải được xử
(m3/ngày) lý an toàn (%)
Nước thải sinh hoạt phát sinh 9.511.509 -
Nước thải được xử lý 907.950 10
Nước thải được xử lý (chỉ tính hệ 25.000 0,3
thống riêng)
Bảng 3-2 Ước tính lượng nước thải được xử lý an toàn tại TP. Hải Phòng (tạm tính)
Nội dung Lượng nước thải Tỷ lệ nước thải được xử
(m3/ngày) lý an toàn (%)
Nước thải sinh hoạt phát sinh 216,718 -
Nước thải được xử lý 36,000 16
Nguồn: JST
(3) Nước thải công nghiệp phát sinh
Lượng nước thải công nghiệp phát sinh có thể xác định thông qua công tác khảo sát kiểm kê. Trong khảo sát này, JST không thể thu thập thông tin nước thải công nghiệp tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, nhưng đã xác định được lượng nước thải phát sinh của 7 tỉnh thành như trình bày trong bảng dưới đây. Tổng lượng nước thải phát sinh từ 7 tỉnh thành này là 602.375 m3/ngày theo thông tin cung cấp từ Bộ TNMT.
Doanh thu công nghiệp của 7 tỉnh thành này chiếm khoảng 67% tổng doanh thu toàn Việt Nam. Giả sử lượng nước thải phát sinh tỷ lệ thuận với doanh thu, vậy xét rằng lượng nước thải công nghiệp của 7 tỉnh thành này là 602.375 m3/ngày, thì lượng nước thải công nghiệp phát sinh toàn Việt Nam là khoảng 905.000m3/ngày.
Bảng 3-7 Thông tin thu thập từ Bộ TNMT về lượng nước thải công nghiệp phát sinh Tỉnh/thành Lượng nước thải (m3/ngày)
Tp. Hồ Chí Minh 193,760 Bình Dương 136,000 Hà Nội 75,000 Bắc Ninh 65,000 Bà Rịa – Vũng Tàu 42,560 Nghệ An 26,578 Ninh Bình 13,000 Đồng Tháp 12,477 Khánh Hòa 10,000 Thanh Hóa 28,000 Tổng cộng 602,375
(4) Nước thải công nghiệp được xử lý an toàn
Lượng nước thải công nghiệp được xử lý an toàn có thể xác định thông qua kết quả thanh kiểm tra môi trường của các Sở TNMT và cơ quan hữu quan. Trong khảo sát này, JST không thể thu thập thông tin mong muốn từ các tỉnh thành. Do đó, JST đã tiến hành ước tính sơ bộ như sau.
Theo kết quả khảo sát kiểm kê thực hiện tại 6 tỉnh thành (Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và TP. HCM) trong Dự án Tăng cường Năng lực Quản lý Môi trường Nước Lưu vực sông của JICA, 90% các cơ sở được khảo sát có hệ thống xử lý nước thải, và khoảng 80% nước thải đã xử lý đáp ứng tiêu chuẩn xả thải. Từ thông tin này cho thấy, lượng nước thải công nghiệp được xử lý an toàn là khoảng 650.000 m3/ngày.