Nguồn lực bên ngoài

Một phần của tài liệu 20140424173030170 (Trang 38)

Bên cạnh nguồn lực chính từ bên trong doanh nghiệp, các công ty Việt Nam cũng cần nhận ra và tận dụng được các lực đẩy từ bên ngoài để phục vụ cho các chính sách CSR của mình.

- Sự quan tâm của chính phủ và các bộ ngành liên quan:

Dù không phải là những người trực tiếp thực hiện CSR, tuy nhiên những người làm chính sách hay các tổ chức chính trị đang có sự quan tâm ngày một lớn tới CSR. Một ví dụ là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thông qua giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” nhằm tôn vinh những doanh nghiệp làm tốt công tác này. Đồng thời, chính phủ và các bộ ngành cũng đang có rất nhiều hoạt động thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện CSR trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam.

- Sự quan tâm, kỳ vọng của cộng đồng xã hội:

Sau rất nhiều những sự cố liên quan tới môi trường (công ty Vedan Việt Nam) hay vệ sinh an toàn thực phẩm (nước tương có 3-MCPD, sữa nhiễm melamine), ắt hẳn xã hội hơn lúc nào hết đang rất mong chờ vào một sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người dân đang mong chờ những doanh nghiệp “thật” hơn, “sạch” hơn, “bền vững” hơn.

- Kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài:

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH), Việt Nam có “lợi thế” rằng có thể phát triển nhanh hơn vì là nước đi sau, hay còn gọi là nước công nghiệp mới (dù trên thực tế thì Việt Nam chưa được ông nhận là nước công nghiệp). Đó là vì chúng ta được thừa hưởng những thành tựu mà các nước công nghiệp cũ phải mất hàng trăm năm để sáng tạo ra.

Điều tương tự cũng xảy ra với việc thực hiện CSR, đó là các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, làm cho những thứ đó phù hợp hơn với hoàn cảnh của riêng mình, như vậy doanh nghiệp Việt Nam không cần quá nhiều công sức nghiên cứu và phát triển mà đã có thể có ngay các chuẩn mực hay thành tựu CSR để làm của riêng mình. Rõ ràng đây là một nguồn lực rất quý báu nhưng nếu doanh nghiệp Việt Nam không biết cách tận dụng thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Qua những phân tích trên, có thể thấy dù có nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam có một nguồn lực đáng để tin rằng chúng ta có thể xây dựng và thực hiện tốt các hoạt động về CSR. Từ đó nâng cao hình ảnh cũng như tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cả trong nước và trên thế giới.

1.5. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Kinh nghiệm thực hiện CSR của tập đoàn Toyota:

Tập đoàn Toyota có quan điểm cốt lõi về CSR là: “Đóng góp hướng tới sự phát triển bền vững”. Đó chính là quan điểm chủ đạo của Toyota. Và đề hiện thực

hóa quan điểm này Toyota có một số phương tiện thực hiện CSR tiêu biểu là: “The Toyota Code of Conduct – Bộ quy tắc ứng xử Toyota” , “The Toyota Way 2011 –

Phương thức Toyota 2011” và “Nguyên tắc hướng dẫn – Guiding Principles at Toyota”.

Biểu đồ 6: Mối quan hệ giữa các yếu tố CSR cốt lõi của TMC

(Nguồn: http://www.toyota-global.com)

Biểu đồ 7: Sơ đồ “Phƣơng thức Toyota”

Toyota cũng thành lập một hệ thống các cơ quan chuyên trách về CSR gồm:

Ủy ban CSR của Toyota (CSR Committee)

Ban thúc đẩy sáng kiến CSR (CSR Department to Promote Toyota's CSR Initiatives)

Biểu đồ 8: Sơ đồ các cơ quan thực thi chính sách CSR của TMC

(Nguồn: http://www.toyota-global.com)

Toyota tiếp cận tới các bên liên quan: khách hàng (1), người lao động (2), đối tác (3), cộng đồng và môi trường (4) và cổ đông (5)12.Trong số này Toyota đặc biệt chú ý tới lợi ích của khách hàng và bảo vệ môi trường.

Các hoạt động CSR của tập đoàn Toyota được thực hiện trên rất nhiều khía cạnh13: môi trường (1), giáo dục (2), an toàn giao thông (3) và văn hóa – xã hội (4). Các hoạt động này trải rộng trên toàn thế giới, từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ .

12 http://www.toyota-global.com/sustainability/stakeholders/ 13 http://www.toyota-global.com/sustainability/corporate_citizenship/

1.5.1. Kinh nghiệm thực hiện CSR của công ty KPMG Trung Quốc.

Quan điểm của KPMG Trung Quốc về việc thực hiện CSR là KPMG cam kết lâu dài rằng những hành động tập thể của công ty sẽ có những tác động tích cực tới nhân viên từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển có hệ thống, có tổ chức và bền vững của công ty; mang tới cộng đồng những chuyên gia có chuyên môn cao và vô cùng sáng tạo nhằm xây dựng cộng đồng vững mạnh và bảo vệ tốt môi trường xung quanh; nỗ lực hết mình để thực hiện tốt việc trao quyền cho các đối tượng cần giúp đỡ nhằm giúp họ có thể tự giúp chính bản thân họ; thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm giảm thiểu áp lực môi trường lên trái đất

KPMG coi việc đáp ứng nguyện vọng nghề nghiệp và sự hài lòng cho nhân viên là trách nhiệm đầu tiên khi thực hiện chuẩn mực CSR. Tiếp đó, KPMG thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề môi trường, KPMG cam kết thực hiện giảm lượng khí thải Cacbon - đioxit như là 1 phần trong chiến lược phát triển bền vững của công ty.

Một số chương trình tiêu biểu về CSR của KPMG Trung Quốc là Quỹ KPMG (1), hoạt động cứu trợ cho người dân trong thảm họa động đất tại Tứ Xuyên (2), quyên góp cho quỹ hỗ trợ động đất ở Nhật Bản (3), Sáng kiến Trung Quốc Xanh (4). Thông qua các hoạt động CSR của mình KPMG Trung Quốc đã đóng góp tích cực đáng kể vào sự phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường: Quyên góp ủng hộ được hơn 8 triệu NDT cho nhân dân vùng Tứ Xuyên, 4 triệu NDT cho Quỹ xóa đói giảm nghèo (CFPA). Nhân viên KPMG Trung Quốc đã đóng góp hơn 7000 giờ tình nguyện nhằm cứu trợ và khôi phục lại thị trấn sau động đất; tài trợ 500,000 NDT cho 80 sinh viên sống trong vùng thiên tai; xây dựng 1 trung tâm cộng đồng tại Tứ Xuyên cho trẻ; xây dựng 2 trường học ở Cam túc (2). Trong đợt động đất ở Nhật Bản, Quỹ KPMG Trung Quốc cũng đã quyên góp ủng hộ 1,4 triệu NDT (3). Với sáng kiến Trung Quốc Xanh, bằng việc sử dụng các trang thiết bị xanh và các sản

phẩm xanh khác cùng với việc hưởng ứng chương trình tắt điện trong Giờ Trái Đất KPMG đã thành công trong việc giảm thiểu lượng khí thải cacbon-đioxit ra ngoài môi trường:

Biểu đồ 9: Sơ đồ so sánh lƣợng tiêu thụ năng lƣợng giữa năm 2007 và 2010

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CSR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK.

2.1. Sơ lƣợc về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại bao gồm: nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac (Nestle ).

Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số CBCNV là 4.500 người. Vinamilk hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm: Sữa nước, sữa bột, sữa đặc, sữa chua, kem, phomat. Sản phẩm của Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam (chiếm lĩnh 75% thị trường sữa trong nước) và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.

Với những nỗ lực của mình Vinamilk đã trở thành nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam tính cả về doanh số, lẫn sản lượng. Vinamilk được bình chọn top 5 doanh nghiệp lớn nhất việt nam, top 200 doanh nghiệp lớn nhất châu Á. Vinamilk có được những thành quả đó cũng là do có tầm nhìn và triết lý kinh doanh đúng đắn:

TẦM NHÌN: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh

dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.

SỨ MỆNH: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt

nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch; Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng; Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác; Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty; Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.

TRIẾT LÝ KINH DOANH: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được

yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế công ty luôn tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Sơ đồ tổ chức của công ty:

Biểu đồ 10: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý công ty Vinamilk

(Nguồn: http://vinamilk.com.vn/) 42

Một số dấu mốc đáng nhớ của Vinamilk14:

1976: Thành lập công ty Vinamilk trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ

cũ để lại sau năm 1975 : nhà máy sữa Thống Nhất ( tiền thân là nhà máy Foremost ); nhà máy sữa Trường Thọ ( tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac ( Nestle ).

1986: Khắc phục được khó khăn, phát triển sản xuất và được Nhà nước tặng Huân

chương lao động hạng Ba.

Tháng 8/1993: Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới kinh

doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Tháng 6/1995: Chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở các tỉnh

Miền trung – Tây Nguyên

1998: Bắt đầu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài 2003: Tiến hành Cổ phần hóa công ty

2007-2011: xây dựng 5 trang trại nuôi bò sữa hiện đại nhằm tăng cường nguồn

nguyên liệu cho sản xuất. Đầu tư 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp.

2010-2011: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo VNR500 bình chọn; top

200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á do tạp chí Forbes bình chọn.

2.2. Thực trạng vấn đề thực hiện CSR tại công ty Vinamilk.2.2.1. Sự cần thiết của việc thực hiện CSR tại Vinamilk. 2.2.1. Sự cần thiết của việc thực hiện CSR tại Vinamilk.

Như đã trình bày ở phần mở đầu về sự cấp thiết của việc thực hiện CSR tại doanh nghiệp Việt Nam, nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích trường hợp của Vinamilk và nhận thấy doanh nghiệp này không nằm ngoài guồng quay của bối cảnh chung đó.

Xét về yếu tố môi trường kinh doanh, việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk phải có chiến lược phát triển phù hợp. Với sản phẩm sữa của Vinamilk, chất lượng là yếu tố hàng đầu để đưa doanh nghiệp đạt tới thành công. Đó là bởi vì khách hàng không ngừng đòi hỏi những sản phẩm sữa sạch, tốt cho sức khỏe và các đối tác (đặc biệt là các đối tác nước ngoài) lại càng đòi hỏi cao hơn với những quy chuẩn riêng của mình. Trong tình hình đó, nếu Vinamilk không đảm bảo được các tiêu chuẩn, kỳ vọng của thị trường nói chung thì họ sẽ gặp vô vàn khó khăn trong công việc kinh doanh của mình. Bên cạnh chất lượng, hàng loạt các yếu tố khác liên quan tới CSR như lao động, môi trường, tuân thủ luật pháp, môi trường… cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của Vinamilk. Nói cách khác, doanh nghiệp này cần CSR để đáp ứng những nhu đòi hỏi từ phía xã hội và cũng có thể là một kênh quảng cáo hữu hiệu cho hình ảnh của doanh nghiệp.

Ở góc độ nội tại doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng Vinamilk hoàn toàn nghiêm túc và chủ động CSR, đồng thời coi đây là một phần trong chiến lược phát triển dài hạn của mình. Nói một cách đơn giản, Vinamilk nhận thấy chính bản thân họ cần CSR (chứ không chỉ là môi trường kinh doanh cần) để đạt được hai mục tiêu chính là: thực hiện chiến lược kinh doanh lành mạnh, bền vững (1) và tạo bước đột phá, nâng cao hiệu quả kinh doanh (2). Đây được coi là các mục tiêu CSR hoàn toàn nghiêm túc bởi nó tác động trực tiếp vào yếu tố nền tảng nhất của CSR –

trách nhiệm kinh tế. CSR ở đây không phải là một khoản chi phí tốn kém mà là một khoản mục đầu tư khôn ngoan, hay nói cách khác là Vinamilk thực hiện CSR trước hết vì đòi hỏi từ việc thúc đẩy công việc kinh doanh của mình.

Chính những nguyên nhân trê đã tạo ra một tác động tổng hợp để thúc đẩy Vinamilk đi tiên phong trong việc thực hiện CSR ở Việt Nam để giờ đây nhóm nghiên cứu có điều kiện được tiếp cận và phân tích tình hình thực hiẹn CSR của doanh nghiệp này.

2.2.2. Quan điểm thực hiện CSR của Vinamilk.

Các doanh nghiệp khi thực hiện CSR đều nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng doanh thu, tăng cường lợi ích của các cổ đông, tăng giá trị thương hiệu, tiếp cận được thị trường mới, giảm chi phí, giảm tỉ lệ nhân viên thôi việc và còn vì nhiều lợi ích khác nữa mà CSR mang lại. Vinamilk là một cá thể doanh nghiệp nên cũng không nằm ngoài mục đích đó khi họ chủ động thực hiện CSR như là một chiến lược kinh doanh của công ty. Một lí do quan trọng đã thúc đẩy Vinalmilk làm điều đó chính là thực hiện CSR cũng là cách để công ty thực hiện sứ mệnh của mình: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

Vinamilk luôn ý thức được rằng để hoàn thành được sứ mệnh của công ty thì phải phát triển công ty theo hướng bền vững. Chính vì thế mà Vinamilk luôn lấy thông điệp: “Vinamilk phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và có trách nhiệm đối với xã hội" làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Do sớm nhận thức được được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế, Vinamilk đã nhanh chóng tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm trên thế giới và áp dụng vào phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty tại Việt Nam.

Biểu đồ 11: Mô hình thể hiện quan điểm CSR của Vinamilk với các bên liên quan

2.2.3. Tình hình thực hiện CSR của Vinamilk.

Như đã đề cập ở trên, Vinamilk đã sớm đưa các chương trình hành động vào trong việc thực hiện CSR thông qua việc thực hành Bộ Quy Tắc Ứng Xử (Code of Conduct) riêng của Vinamilk. Mặc dù phải đến tháng 1năm 2010 Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Vinamilk mới chính thức được áp dụng trong toàn thể công ty. Nhưng trên thực tế từ nhiều năm trước công ty Vinamilk đã tích cực thực hiện các chính sách liên quan đến CSR và sau này được đưa vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử của công ty. Các chính sách đó bao gồm các chính sách của công ty đối với các cổ đông, nhà đầu tư và cán bộ công nhân viên trong công ty; các chính sách đối với các nhà cung cấp, khách hàng, người tiêu dùng; các chính sách đối với môi trường và cộng đồng.

2.2.3.1. Vinamilk thực hiện CSR đối với đối tác, cổ đông, nhà đầu tư.

Quan điểm, chính sách của Vinamilk

Vinamilk luôn tâm niệm “Tôn trọng lợi ích lẫn nhau là phương châm quan

Một phần của tài liệu 20140424173030170 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w