Khái quát về thiết kế chi tiết hệ thống thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 63 - 66)

- Ba đỉn hở các hướng đối nhau (hình 4.1), đại diện cho những giá trị lý tưởng của số lượng, tốc độ, và chi phí.

5.1 Khái quát về thiết kế chi tiết hệ thống thương mại điện tử

5.1.1 Khái niệm

Một bản thiết kế chi tiết xác định cách thức trình bày nội dung phân đoạn và nhằm hoàn thành các nhiệm vụ đối với người dùng các đoạn trình diễn cụ thể như thế nào. Nó bao gồm việc xác định các phương tiện truyền thông trong việc trình bày các phần nội dung cụ thể và xác định các tương tác dẫn đến việc hoàn thành các nhiệm vụ.

Mỗi một phân đoạn trình diễn này sẽ là một công cụ cho một hoặc nhiều nhóm người dùng sử dụng để hoàn thành một hoặc nhiều nhiệm vụ. Cũng như tất cả các công cụ mà họ cần kết hợp với các công cụ khác, cả vi tính hóa và không vi tính hóa, những công cụ mà những người dùng tương tự đang và sẽ sử dụng. Chúng cũng cần đáp ứng được các tiêu chuẩn và các yêu cầu về khả năng sử dụng nhất định.

Mối quan tâm chung trong thiết kế chi tiết là đảm bảo rằng cấu trúc kết quả của các yếu tố thiết kế sẽ đáp ứng sự mong đợi và năng lực cùa người dùng. Điều này bao gồm cả thiết kế kinh nghiệm người dùng với các phân đoạn trình diễn cũng như chính các phân đoạn trình diễn trước đó.

Việc đảm bảo rằng mọi yêu cầu phân tích đều được đáp ứng trong một bản thiết kế chi tiết có thể dẫn đến một hệ thống đầy đủ và chính xác trong phạm vi của ứng dụng. Tuy nhiên, nó sẽ không đảm bảo rằng bản thiết kế là hữu đụng hoặc những người dùng được mong đợi sẽ muốn sử dụng nó. Các nhà phát triển yêu cầu hướng dẫn bả sung giúp họ thiết kế được các hệ thống hữu dụng.

Có nhiều nguồn hướng dẫn rất chi tiết về thiết kế giao diện người dùng. Tuy nhiên, một số nguồn hướng dẫn quá chi tiết sẽ tạo ra các vấn đề lớn trong việc sử dụng chúng. Dưới đây là một số hướng dẫn chung mà hầu hết mọi người đều hiểu và ứng dụng đối với hầu hết các hệ thống TMĐT.

5.1.2 Các hướng dẫn thiết kế chi tiết

5.1.2.1 Nguyên tắc đối thoại của ISO 9241-10

a) Bản thiết kế nên phù hợp với các nhiệm vụ phải thực hiện

-Nó chỉ nên bao gồm những nhân tố liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ của người dùng.

-Khi một yêu cầu không có sẵn, ví dụ như do đòi hỏi một yêu cầu khác được thực hiện trước nó, thì nó sẽ được di chuyển khỏi màn hình hoặc được thể hiện trên màn hình theo một cách thức nhẹ nhàng hơn (ví dụ như: Sử dụng màu xám thay vì màu đen).

129

-Người dùng không cần phải tham khảo bất kỳ tài liệu dẫn chứng bên ngoài nào để sử dụng hệ thống.

-Sự phản hồi nên được cung cấp để xác nhận yêu cầu của người dùng. Điều này có thể được hoàn thành bởi thực hiện những thay đổi theo yêu cầu trong các dữ liệu được hiển thị và/hoặc khi có dữ liệu hiển thị không liên quan, tiến hành thừa nhận đặc biệt rằng yêu cầu đã được thực hiện thành công.

-Phản hồi cũng nên được cung cấp để giải thích việc xảy ra lỗi và để gợi ý những hành động có thể để tránh các lỗi.

c) Bản thiết kế nên cho phép người dùng kiểm soát việc xử lý

- Người dùng nên được phép lựa chọn những yêu cầu cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ mong muốn hiện tại.

- Người dùng có thể ngắt cuộc thoại bất cứ lúc nào và quay trở lại điểm xuất phát cuộc thoại.

- Người dùng nên được quyền kết thúc việc sử dụng hệ thống bất cứ lúc nào. - Hệ thống không nên giới hạn một cách không cần thiết lượng thời gian một người dùng thực hiện hành động.

d) Bản thiết kế nên tuân theo sự mong muốn của người dùng

- Loại đầu vào và đầu ra liên quan nên rõ ràng đối với người dùng (điều này có thể

được hoàn thành với các đơn vị thích hợp hoặc các miêu tả khác nếu cần).

- Các hành động yêu cầu nên rõ ràng đối với người dùng (điều này có thể được hoàn thành bằng việc cung cấp chỉ dẫn hoặc các mô tả khác nếu cần).

- Hệ thống nên sử dụng ngôn ngữ của người dùng và tránh gây nhầm lẫn về thuật

ngữ.

- Các cuộc thoại nên nhất quán qua các nhiệm vụ tương tự. e) Bản thiết kế nên chấp nhận lỗi

- Thiết kế nên tránh càng nhiều các trường hợp mắc lỗi càng tốt.

-Nếu khả thi, người dùng nên có thể phục hồi lại các hiệu ứng của một hệ thống các hành động xử lý trước đó (cả các yêu cầu và việc nhập dữ liệu).

-Trong những tình huống quan trọng khi mà việc hoàn tác không thực hiện được, người dùng nên được hỏi để xác nhận các yêu cầu có khả năng phá hoại trước khi chúng được thực hiện.

-Người dùng nên được quyền sửa chữa lại thông tin trước khi xử lí nó (điều này có nghĩa là dữ liệu đầu vào nên được tách ra từ các yêu cầu cho việc xử lí).

130

-Người dùng nên được quyền sử dụng những phần của hệ thống họ cần mà không nhất thiết phải sử dụng cả những phần mà họ không cần.

-Thiết kế nên có thể trình diễn nội dung theo các cách thức khác nhau để đáp ứng yêu cầu của người dùng khác nhau.

-Người dùng nên được phép sử dụng các phương pháp tương tác khác nhau để tăng khả năng truy cập.

g) Thiết kế nên phù hợp với kiến thức

- Thiết kế nên giảm sự phức tạp và duy trì tính nhất quán.

- Người dùng với nhiều mức độ hiểu biết khác nhau nên có khả năng sử dụng được hệ thống.

- Bộ nhớ tải về của người dùng liên quan đến việc sử dụng hệ thống nên được giữ ở mức tối thiểu.

- Người dùng nên được thông báo về vị trí hiện tại trong hệ thống và tình trạng hiện tại của bất cứ tương tác nào mà họ sử dụng.

- Tăng lợi ích của hệ thống nên đưa đến việc tăng kiến thức về phạm vi khả năng của hệ thống.

5.1.2.2 Nguyên tắc thiết kế giao diện người đùng đa phương tiện của ISO 14915-1

a) Thiết kế nên phù hợp với các mục tiêu truyền thông của nó

Thiết kế nên đáp ứng yêu cầu của cả người cung cấp thông tin và người nhận thông tin, tạo điều kiện giao tiếp thuận lợi giữa hệ thống TMĐT và người dùng và ngược lại.

b) Thiết kế nên phù hợp với sự nhận thức và hiểu biết

Nguyên tắc này đề cập tới "các thuộc tính của thông tin được trình bày" mà ISO 9241-12 xác định là nên được xem xét đến trong các thông tin trên màn hình thiết kế. Những thuộc tính này có thể được biên soạn lại để ứng dụng với mọi loại trình diễn thông tin (bao gồm âm thanh, hình ảnh, và các phương thức khác):

- Tính minh bạch: Nội dung cần được truyền đạt nhanh chóng và chính xác; - Tính phân biệt: Các đoạn nội dung trình diễn được phân biệt chính xác;

- Tính ngắn gọn: Người dùng không bị quá tải với những nội dung không liên quan;

- Tính nhất quán: Phối hợp thiết kế độc đáo với mong đợi của người dùng;

- Tính có thể nhận thấy: Người dùng có thể tìm và xác định nội dung được yêu cầu;

131

- Tính dễ hiểu: Ý nghĩa rõ ràng, dễ hiểu, không mơ hồ, có thể hiểu được và có thể

nhận ra.

c) Thiết kế nên phù hợp cho việc thăm dò, khám phá

Thăm dò, khám phá sử dụng các đường dẫn điều hướng khác nhau giữa các phân đoạn trình diễn đơn lẻ.

Sự phức tạp của hầu hết các hệ thống TMĐT làm cho không thể lập một kế hoạch rõ ràng tất cả các cách thức mà người dùng có thể sử dụng nhằm thăm dò, khám phá chúng.

Thiết kế của hệ thống TMĐT nên hỗ trợ hơn là kiềm chế các phương pháp thăm dò, khám phá khác nhau. Việc thăm dò, khám phá có thể bao gồm:

- Đi theo các đường dẫn cá nhân

- Theo các đường dẫn được cung cấp bởi tập hợp các liên kết; - Chuyển tới nhiều chủ đề mới được xác định bởi việc tìm kiếm; - Trở về vị trí đã đến trước đó;

- Lưu một vị trí cho việc quay trở lại trong tương lai.

d) Thiết kế nên cung cấp những sự cam kết phù hợp

- Thu hút mối quan tâm của người dùng; - Giữ mối quan tâm của người dùng;

- Phát triển lòng trung thành của người dùng;

-Khuyến khích sự trở lại trong tương lai của người dùng;

-Xây dựng cam kết tương hỗ giữa hai bên;

-Khuyến khích tương tác người dùng;

-Duy trì ở mức độ cao hoặc tính hiện thực.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)