Khái niệm và lịch sử hình thành Hiến pháp

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (2019): Phần 1 (Trang 58)

Kể từ khi xuất hiện trong xã hội loài người, mọi nhà nước đều phải tổ chức theo một thể thức, bản chất nhất định thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Thuở sơ khai những thể thức, bản chất này không được ghi nhận thành văn, chỉ chứa đựng trong những tập tục lâu đời được giai cấp thống trị thừa nhận. Chính việc không ghi nhận, không quy định thành văn là cơ sở cho việc lạm dụng quyền lực nhà nước, biến quyền lực nhà nước của giai cấp chủ nô và phong kiến trở thành vô hạn định. Những thần dân không được hưởng quyền lợi, mà chỉ gánh vác trách nhiệm nặng nề, phải phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, càng không có quyền tham gia vào công việc nhà nước (công việc chính trị). Chỉ mãi sau này với cách mạng tư sản, với sự đấu tranh của đông đảo quần chúng trong đó có cả tầng lớp thị dân (về sau trở thành giai cấp tư sản), việc tổ chức nhà nước được quy định thành văn. Chính những văn bản quy định việc tổ chức nhà nước này được gọi là “Hiến pháp".

Luật hiến pháp (luật Nhà nước) là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành trong các văn bản pháp luật như : Hiến pháp, các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, cùng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có liên quan đến tổ chức quyền lực nhà nước như : chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (2019): Phần 1 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)