Cơ quan hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (2019): Phần 1 (Trang 86 - 87)

5.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính Nhà nước

*. Khái niệm

Cơ quan hành chính nhà nước là những bộ phận hợp thành của bộ máy quản lý được thành lập để chuyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động hành pháp).

*. Đặc điểm

- Tập hợp những con người có tính độc lập tương đối, ổn định về cơ cấu- tổ chức;

- Chịu sự giám sát lãnh đạo của các cơ quan quyền lực tương ứng;

- Thực hiện các hoạt động mang tính dưới luật – hoạt động tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật;

- Thẩm quyền chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành;

- Tất cả các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ (trực thuộc trên-dưới, ngang-trái) có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.

5.2.1.2 Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước

- Theo địa giới hoạt động

+ Các cơ quan hành chính trung ương: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

+ Các cơ quan hành chính địa phương: Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

- Theo thẩm quyền

- Các cơ quan hành chính thẩm quyền chung: gồm Chính phủ và Uỷ ban nhân các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của Hiến pháp, có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc hoặc trên từng địa phương.

- Các cơ quan hành chính thẩm quyền chuyên môn: gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước.

82

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (2019): Phần 1 (Trang 86 - 87)