2 .8 Thực trạng văn hoá DN Việt Nam hiện nay
3.8 Nhà nước tạo môi trường tốt cho phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam bằng cách:
bằng cách:
Khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giàu cho mình và cho đất nước. Tôn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng rỡ thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm nước ta
Đẩy mạnh cuộc cải cách hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá: xoá bỏ cơ chế "xin-cho", xoá bỏ những thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư và giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa; sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, khắc phục chồng chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính trong quản lý điều hành.
PHẦN IV:
VÍ DỤ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Xây dựng thương hiệu và văn hoá Agribank
a> Mục đích, yêu cầu xây dựng, phát triển thương hiệu và thực hiện Văn hoá doanh nghiệp AGRIBANK&PTNT Việt nam .
1- Mục đích, yêu cầu.
1.1.Xây dựng, phát triển Thương hiệu AGRIBANK.
- Bảo vệ và bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu AGRIBANK trong nước và quốc tế.
- Quảng bá hình ảnh, củng cố uy tín, nâng cao vị thế, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường của AGRIBANK trong nước, trong khu vực và quốc tế.
- Tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với cả Ngân hàng và khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các dịch vụ sản phẩm của AGRIBANK.
- Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của AGRIBANK đảm bảo: Đúng pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước có liên quan và công ước quốc tế, đúng định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; Có tính thống nhất toàn hệ thống; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng.
1.2. Thực hiện VHDN AGRIBANK.
- Xây dựng VHDN trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh;
- Xây dựng VHDN trở thành giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của AGRIBANK trong nước và quốc tế;
- Xây dựng VHDN trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của CNVC; toàn hệ thống quán triệt và thực hiện “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” trở thành truyền thống của AGRIBANK nhằm củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của các dịch vụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đúng pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với các nền VHDN tiên tiến trong khu vực và quốc tế theo đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và AGRIBANK;
- Có tính thống nhất, tính khoa học, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính phát triển, phù hợp với nhịp độ của AGRIBANK; Có các chương trình, phương án cụ thể triển khai thực hiện VHDN xác định rõ mục đích, yêu cầu, kế hoạch, giải pháp thực hiện đảm bảo thiết thực, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng VHDN.
+ Thực hiện VHDN AGRIBANK với nội dung mà Ban lãnh đạo AGRIBANK tổng kết trong 10 chữ “ Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.
1.1: Trung thực: Được hiểu “Đúng với ý nghĩ của mình, với những gì đã có, đã xẩy ra hoặc Ngay thẳng, thật thà (một con người trung thực, tính tình trung thực).
1.2: Kỷ cương: Được hiểu “Những phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức, gia đình…để gìn giữ những quan hệ giữa người và người trong khuôn khổ một lối sống sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức; Thời buổi nào, kỷ cương ấy hoặc phép tắc, lệ tục tạo nên trật tự xã hội: giữ vững kỷ cương phép nước “
1.3: Sáng tạo: Được hiểu “ Làm ra cái chưa bao giờ có hoặc Tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó: có đầu óc sáng tạo.” Về mặt lý luận “ Sáng tạo mới “ được hiểu là một nhân tố bên trong, phát triển kinh tế cũng là loại biến động về hoạt động kinh tế từ sáng tạo bên trong…
1.4: Chất lượng: Được hiểu: Giá trị về mặt lợi ích ( đối với số lượng ).
- Về chất lượng sản phẩm (theo nghĩa kinh tế): Những thuộc tính của sản phẩm đ ược xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có và có khả năng thoả mãn nhu cầu xã hội và của các cá nhân trong điều kiện xác định về sản xuất và tiêu dùng; Bản thân nó phản ảnh một cách tổng hợp trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, là một tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan
trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường quốc tế ).
Nghĩa hẹp của chất lượng là chất lượng sản phẩm, nghĩa rộng còn bao gồm cả chất lượng công việc. Chất lượng sản phẩm chỉ công dụng của sản phẩm, nghĩa là thích hợp với ý định sử dụng nhất định, làm thoả mãn đặc tính chất lượng mà nhu cầu xã hội cần có…và độ bền theo thời gian của các đặc tính đó.
- Chất lượng công tác là trình độ đảm bảo của các mặt công tác sản xuất, kỹ thuật và tổ chức, tạo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn bao gồm chất lượng công tác của quyết sách kinh doanh và chất lượng công tác chấp hành hiện trường, thường đo bằng hiệu suất công tác, hiệu quả công tác, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của các bộ phận và cương vị công tác. Chất lượng sản phẩm do chất lượng công tác quyết định, chất lượng công tác là sự đảm bảo của chất lượng sản phẩm. Hai vấn đề vừa có chỗ khác nhau lại vừa có quan hệ mật thiết với nhau.
1.5: Hiệu quả được hiểu: “ Cái đạt được ở một việc, một hoạt động “.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở lĩnh vực khác nhau (Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả kinh tế xã hội; Hiệu quả sử dụng lao động; Hiệu quả và tỷ suất hiệu quả …) : Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất; Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi xuất, lợi nhuận; Trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian.
KẾT LUẬN
Thách thức lớn nhất đối với quản lý trong thế kỷ 21 không phải là vấn đề tài chính hay công nghệ mà là vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trong đó trọng tâm là giải quyết các vấn đề như thiếu tinh thần làm việc tập thể, doanh nghiệp không có khả năng thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh, bầu không khí làm việc thiếu dân chủ, hoạt động của doanh nghiệp thiếu sự ổn định và nhất quán...Những vấn đề này bị chi phối bởi những giá trị nền tảng của tổ chức đó và tác động trực tiếp đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giải quyết những thách thức này, các nhà quản trị cần phải có sự thấu hiểu những giá trị gốc rễ nằm trong mỗi doanh nghiệp, đó chính là văn hoá doanh nghiệp.
Đã gần hai thập niên nền kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đó cũng là quãng thời gian các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận tinh hoa văn hóa kinh doanh của thế giới nhiều nhất. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng cho mình thương hiệu vững chắc trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Điều đó không thể phủ nhận. Tuy nhiên, với tư cách là “tài sản vô hình”, văn hóa doanh nghiệp cần phải được tiếp tục duy trì và phát triển phù hợp với văn hoá, quy trình kinh doanh.Vì xây dựng văn hóa là chìa khóa để DN được trường tồn.