Tại sao phải thay đổi văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu file_goc_782398 (Trang 45 - 49)

2 .8 Thực trạng văn hoá DN Việt Nam hiện nay

2.9 Tại sao phải thay đổi văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

Khi nào thì nên thay khi nào và trong trường hợp mình? Từ kinh nghiệm khảo

đổi văn hóa công ty? Câu hỏi mang tính then chốt ở đây là nào thì một công ty nên tiến hành thay đổi văn hóa công ty sát hơn 300 công ty ở châu Á, các nhà nghiên cứu đã nhận

thấy rằng nhìn chung các công ty cần phải thay đổi văn hóa công ty khi họ gặp một hay nhiều hơn vậy một trong những thách thức sau:

+ Khi hai hay nhiều hơn hai công ty có nền tảng khác nhau tiến hành sát nhập với nhau và trong các hoạt động của họ có sự dấu hiệu của mối bất hòa triền miên giữa những nhóm nhân viên.

+ Khi một công ty đã có nhiều năm hoạt động kinh nghiệm và cách thức hoạt động của nó đã ăn sâu cố rễ đến mức nó cản trở sự thích ứng với những thay đổi và sự cạnh tranh trên thị trường của chính công ty ấy.

+ Khi một công ty chuyển sang hoạt động ở một ngành nghề hay một lĩnh vực hoàn toàn mới khác và phương thức hoạt động cũ lúc này lại đe dọa sự sống còn của công ty đó.

+ Khi một công ty mà đội ngũ nhân viên đã quá quen với việc làm việc trong những điều kiện thuận lợi của thời kì kinh tế phát triển nhưng lại không thể thích ứng được với những khó khăn thách thức do suy giảm kinh tế gây ra.

+ Khi DN đứng trước nguy cơ khủng hoảng, trước sự thay đổi to lớn của môi trường xung quanh, cần tạo ra những thay đổi bước ngoặt, có xuất hiện tư tưỏng đổi mới.

Hiện chúng ta đang ở vào thời điểm này. Ngoài những tác động quốc tế ra, trong nước tình hình di dân nội địa cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Đa số người lao động ở khu vực nông nghiệp đang được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp. Nhiều DN mới ra đời. Sự hội nhập người nhanh chóng từ nhiều vùng quê trong các doanh nghiệp, trong các đô thị hiện nay đã kéo theo cả văn hoá xóm làng vào các doanh nghiệp. Đồng thời dòng người đi công tác, đi du học, đi làm ăn ở nước ngoài cũng ngày một nhiều, họ cũng mang theo cả nét văn hoá từ các xã hội công nghiệp phương Tây vào các tổ chức trong nước. Đây là thời kỳ văn hoá dân tộc, VHDN truyền thống đang bị thử thách, sàng lọc của thời gian. Lúc này cần sự định hướng, sự sáng tạo của các cá nhân, các tổ chức để biến cải cái cũ, tinh tuyển cái mới cho văn hoá dân tộc, VHDN giai đoạn hiện nay.

Các công ty nên sớm tiến hành đánh giá về sự cần thiết phải thay đổi văn hóa công ty bởi sẽ mất nhiều thời gian để quá trình thay đổi này tỏ rõ tính hiệu quả của nó. Nếu

một công ty càng chần chờ bao nhiêu thì khi thực hiện sẽ càng trở nên khó khăn bấy nhiêu. Chắc chắn hậu quả của việc trì hoãn này sẽ là rất lớn.

Trong số những hậu quả xấu do việc chậm trễ thay đổi văn hóa công ty gây ra là nhân viên có tinh thần làm việc thấp, tỉ lệ thay việc nhân viên cao, phàn nàn của khách hàng ngày càng nhiều, nhiều cơ hội và công việc kinh doanh bị bỏ lỡ, năng suất làm việc thấp, chậm thích ứng với những thay đổi mới, hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng xấu văn hóa ứng xử tại nơi làm việc thiếu lành mạnh.

Vấn đề then chốt ở đây là các công ty cần phải thay đổi văn hóa công ty của mình trước khi những tình trạng không mong muốn như trên trở nên không thể kiểm soát được. Đương nhiên là mỗi công ty trong những hoàn cảnh đó không phải thực hiện quá nhanh quá trình thay đổi văn hóa công ty hoặc thay đổi quá khiêm tốn bởi làm như vậy sẽ đe dọa sự tồn tại của chính công ty ấy. Con đường tiến tới việc thay đổi văn hóa công ty.

PHẦN III:

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Từ khi công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần dần hình thành mục đích kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp và lợi ích của cả dân tộc. Khác với doanh nhân các nước kinh tế phát triển, doanh nhân nước ta ngày nay cũng có nỗi nhục của một dân tộc kiên cường, thông minh mà vẫn phải chịu cảnh lạc hậu, kém phát triển. Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân doanh nhân, mà còn vì sự phát triển của quê hương; động cơ đó thúc đẩy mỗi doanh nhân vươn lên.

Trình độ nhân lực của ta hiện nay đang còn thấp so với yêu cầu (kể cả trình độ của người lao động cũng như của người quản lý doanh nghiệp). Người lao động chưa thực sự say mê, sáng tạo trong công việc để cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo chủ nghĩa thực dụng, dùng mọi thủ đoạn để đạt lợi nhuận cao, bất kể việc làm đó vi phạm pháp luật, hay ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong thời gian quá các phương tiện truyền thông cũng đã đưa tin về một số công ty đã sản xuất trong một thời gian dài, với những quy trình xử lý chất thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, đe dọa đời sống của nhiều dân cư trong khu vực, tạo ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước, không khí…hay sản phẩm của một các nhà sản xuất có chứa hóa chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Hiện nay các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng vai trò tập thể, truyền thống đoàn kết dân tộc trong kinh doanh dẫn đến thực trạng yếu thế của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hoá trên thế giới diễn ra gay gắt.

Do đó để xây dựng được một môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh cần thiết phải có những giải pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu file_goc_782398 (Trang 45 - 49)